Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

RFA. Chế độ "công an trị" còn tồn tại đến bao giờ?

Nguồn RFA

2011-08-25

Trong thời gian qua tại Việt Nam xảy ra tình trạng một số trường hợp công dân bị bắt một cách đột ngột và thời gian tạm giữ vượt quá qui định của phát luật.

Source damlambao

Anh Paulus Lê Văn Sơn bị bắt một cách thô bạo

Gây hoang mang reo rắc sợ hãi

Gia Minh trình bày thông tin liên quan những trường hợp đáng chú ý đó.
Thông tin từ gia đình của hơn chục thanh niên, sinh viên Công giáo bị bắt trong đợt bắt đầu từ ngày 30 tháng 7 đến tuần đầu tháng 8 vừa qua cho biết năm người trong số họ vào ngày 18 tháng 8 vừa qua mới nhận được thông báo chính thức từ Bộ Công An cho biết họ là thành viên của Đảng Việt Tân và bị kết tội âm mưu lật đổ chính quyền Việt Nam theo điều 79 Bộ luật hình sự Việt Nam.
Đó là các anh Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Duyệt, Hồ Đức Hòa và Đặng Xuân Diệu. Hiện họ đang bị giam giữ tại trại tạm giam B14 của Bộ Công An ở phường Thịnh Liệt, quận Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thân nhân của những người được thông báo như thế vào ngày 23 tháng 8 đã đến tại nơi với mong muốn được thăm gặp nhưng đã không được tọai nguyện.

Nếu đến nhà bắt thì tôi còn biết chứ bắt ở 'ngòai đường, ngòai chợ', mà tôi lên xã hỏi thì xã nói không biết, chỉ ra ngòai Bộ. Tại Bộ, khi họ thấy tôi vào thì cất bảng, cất tên hết; tôi mang đơn ra mà họ không tiếp đơn và đuổi tôi về. 
Bà Đinh Thị Oanh

Đối với họ đến nay qui trình bắt giữ thân nhân của họ cũng như việc công an gửi văn bản đến cho gia đình họ

Một người đàn ông bị công an mặc thường phục bắt trong lúc đang tuần hành phản đối Trung Quốc tại SG hôm 12/6/2011. Photo by Quang Dư
Một người đàn ông bị công an mặc thường phục bắt trong lúc đang tuần hành phản đối Trung Quốc tại SG hôm 12/6/2011. Photo by Quang Dư
vẫn không thuyết phục vì theo những hiểu biết thông thường về phát luật của họ thì hành xử của phía công an từ địa phương đến trung ương vừa qua là không hiểu được.
Bà Đinh Thị Oanh, vợ của anh Nguyễn Xuân Anh trình bày về điều này:
Nếu đến nhà bắt thì tôi còn biết chứ bắt ở 'ngòai đường, ngòai chợ', mà tôi lên xã hỏi thì xã nói không biết, chỉ ra ngòai Bộ. Tại Bộ, khi họ thấy tôi vào thì cất bảng, cất tên hết; tôi mang đơn ra mà họ không tiếp đơn và đuổi tôi về. 
Anh trai của anh Nguyễn Văn Duyệt là ông Nguyễn Văn Thu cũng có ý kiến:
Nếu muốn bắt một tội nhân nào đó phải có thông báo về xã, về phường; trước khi bắt phải đọc lệnh. Trong những trường hợp này giống 'bắt cóc'. Bây giờ từ mới gọi là 'khủng bố, bắt cóc con tin'… Chúng tôi không hiểu, nhưng làm như vậy là chưa đúng.
Đối với cáo buộc thân nhân của họ là thành viên của Đảng Việt Tân, một tổ chức chính trị họat động công khai tại Hoa Kỳ nhưng chính quyền Hà Nội từng lên án là tổ chức khủng bố, thì thân nhân của những người bị buộc như thế tỏ ra ngạc nhiên.

Bảo vệ chính quyền chứ không phải nhân dân

Vợ anh Nguyễn Xuân Anh, trình bày về điều đó:
Chồng tôi là người sống đạo đức, hiền lành, năng tay công việc. Trước đây chồng tôi cũng làm bên xã, cũng 'yêu nước', tìm hiểu thế này thế kia. Công việc chính của chồng tôi là làm đá, bán hàng. Rồi đi tập kèn thổi ở lễ, đi dạy võ. Kể cả làm mất lòng ai cũng không.Tôi chả thấy chồng đi đâu.
Một người thấp bé nhẹ cân như thế làm sao mà 'lật đổ' được những ông chức to quyền cao, với nhiều mưu mô.
Từ phản động lâu nay tôi nghe người ta nói công an phản động không lo cho dân, nay thì công an lại nói dân phản động. Hai bên nói thế tôi không biết ai đúng ai sai. Còn nói dân 'lật đổ nhà nước CHXHCNVN' thì tôi

Nhiều người bị bắt giữa đường phố cũng không có gì là lạ; những người bị bắt hôm 12/6 đều không hiểu vì sao mình bị bắt
Nhiều người bị bắt giữa đường phố cũng không có gì là lạ; những người bị bắt hôm 12/6 đều không hiểu vì sao mình bị bắt. RFA Screen shot
thấy họ xem dân như rác như rơm...

Từ phản động lâu nay tôi nghe người ta nói công an phản động không lo cho dân, nay thì công an lại nói dân phản động. Hai bên nói thế tôi không biết ai đúng ai sai. Còn nói dân 'lật đổ nhà nước CHXHCNVN' thì tôi thấy họ xem dân như rác như rơm...

Bà Đinh Thị Oanh

Và ông Nguyễn Văn Thu có lập luận:
Chế độ Nhà Nước lấy thế đè lực như thế. Nếu không làm gì nên tội thì việc bắt bớ như thế mấy anh đó không ngại gì. Đối với gia đình nếu các anh đó làm những gì vi phạm phát luật hay lương tâm con người mới sợ, chứ còn làm những việc lành, công đức bị Nhà nước hiểu lầm hay bắt bớ thì là 'vinh dự'.
Có thể những anh đó thấy Nhà Nước làm những gì không đúng theo như Bác Hồ, Đảng nói, thậm chí còn làm ngựơc lại. Những anh ấy  làm những việc như 'bảo vệ sự sống', đòi những sự tốt đẹp cho con người. Nhà nước nói làm thế là ngựợc lại, nên trong truờng hợp đó bị bắt thì gia đình rất mừng, không có gì đáng ngại...

Ngòai trường hợp của những thanh niên- sinh viên Công giáo thuộc giáo phận Vinh bị bắt đi một cách đột ngột không có thông báo như vừa nêu. Vào chủ nhật 21 tháng 8 vừa qua, có một số người tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, cũng bị bắt giam đưa về trại giam Hỏa Lò cho đến hôm nay 25 tháng 8 vẫn

Cảnh anh Lê Quốc Quân bị bắt giữa đường phố. Source anhbasam
Cảnh anh Lê Quốc Quân bị bắt giữa đường phố. Source anhbasam
chưa được thả ra; mặc dù thời hạn tạm giam ba ngày đã hết trước đó nhiều giờ. Đó là trường hợp của bà Bùi Minh Hằng, bà Đặng Bích Phương, và anh Lê Văn Dũng.
Luật sư Lê Quốc Quân nói về qui định của phát luật và chuyện cơ quan công hành xử không theo luật định:
Những người đó có thể đương sự tạm giữ đã có giấy tờ rồi như quyết định tạm giữ, bắt người…; nhưng buộc phải thông báo với gia đình. Gia đình phải đi đòi. Luật qui định như thế nhưng tại Việt Nam người ta có thể hành xử không có luật hay theo mục đích, chỉ thị đặc biệt của họ. Nhiều trường hợp nếu không biết sẽ không có thông tin gì cả. 
Anh Nguyễn Tiến Nam, một người từng bị công an giam giữ, có ý kiến:
Họ nói rằng đó là qui định của họ; nếu muốn kiện thì khi ra khỏi khu vực của họ đi đâu kiện thì kiện, đó là luật của họ.
Tại Việt Nam có câu khẩu hiệu "Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật'. Thế nhưng qua những trường hợp vừa nêu, cơ quan công lực đã không thực hiện đúng những qui định của luật pháp khiến những người trong cuộc không thể 'tâm phục, khẩu phục'.

Nguồn tin mới nhất chúng tôi nhận được cho biết vào khoảng 6 giờ 30 chiều hôm nay 25 tháng 8, nhà chức trách đã trả tự do cho ba người xuống đường biểu tình chống Trung Quốc hôm chủ nhật 21 tháng 8 vừa qua,

đó là bà Bùi Minh Hằng, bà Đặng Bích Phương, và anh Lê Văn Dũng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét