Thông tin mới nhất là ông phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng Nguyễn Thanh Lèo từng nhiều lần đánh cờ tướng với ông Trần Văn Tân, giám đốc Trung tâm Đào tạo lái xe hạng 3. Mỗi ván, hai ông đánh từ 1 tỉ đồng đến 5 tỉ đồng và ông Lèo thua, nợ ông Tân 22 tỉ đồng.
Ông Lèo đã trả được 5 tỉ đồng, số tiền còn lại chưa trả được và theo lời khai của ông Lèo là ông Tân đã cho người đến nhà ông xiết nợ… Trước đó không lâu, bà Nguyễn Thị Kim Liên đã bị Tỉnh ủy và UBND tỉnh Cà Mau cách chức tỉnh ủy viên và phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau vì vay nợ, trốn nợ tiền tỉ, ảnh hưởng uy tín đảng viên.
Ngày 21-12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Gia Lai đã bắt tạm giam 6 cán bộ Sở Y tế Gia Lai (trong đó có 2 nguyên phó giám đốc sở) do liên quan đến vụ sai phạm về tổ chức đấu thầu tân dược. Trước đó, cơ quan CSĐT đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 2 cán bộ trong tổ chuyên gia xét thầu thuốc. Theo cơ quan điều tra, trong 3 năm từ 2008 đến 2010, tổ chuyên gia xét thầu này đã gây ra hàng loạt sai phạm, tổng số tiền thiệt hại cho Nhà nước do họ gây ra lên đến hơn 8,5 tỉ đồng.
Trước đó, vào tháng 8-2011, ông Trần Anh Quốc, chủ tịch UBND xã Xuân Trường, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, đã có hành vi đánh người dân và theo tố cáo của người dân, ông này thường có hành vi hống hách với dân. Thế nhưng sau đó, ông này chỉ bị cách chức, nhận kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng và điều về làm chuyên viên Văn phòng Thành ủy Đà Lạt.
Hơn ai hết, những CBCC này phải là những người am hiểu pháp luật, là những người thừa hành thực thi pháp luật và làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước. Trách nhiệm hàng đầu của họ là với dân với nước, vì dân phục vụ, là công bộc của dân. Trong khi đại đa số CBCC chấp nhận đồng lương chưa tương xứng để sống thanh bạch, làm việc tận tụy vì dân… thì họ đã tự cho mình cái quyền được đứng trên dân như ông cựu chủ tịch xã ở Lâm Đồng; tự cho mình cái quyền "đánh cờ ăn tiền tỉ" như 2 ông "quan" ngành GTVT ở Sóc Trăng; đã cố ý làm sai các quy định của Nhà nước để gây thiệt hại cho Nhà nước, tư lợi cho mình như các vị ở Sở Y tế Gia Lai hay điêu đứng vì tiền như bà nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau… Thế nhưng, vì những lợi ích cá nhân, vì thiếu tu dưỡng rèn luyện, họ đã tha hóa một cách đáng sợ.
Không khó trả lời câu hỏi tiền đâu ông phó giám đốc Sở GTVT Sóc Trăng đánh mỗi ván cờ từ 1 đến 5 tỉ đồng (tương đương 10 – 50 năm lương của ông ta), tiền đâu để các vị quan chức y tế Gia Lai nhà cao cửa rộng. Khi ông chủ tịch xã ở Lâm Đồng coi khinh dân thì người ta cũng đủ hiểu cái gọi là văn hóa trong con người ông này đến đâu…
Tùy mức độ sai phạm, hình thức xử lý phải là tương xứng. Dư luận hoan nghênh lãnh đạo Cà Mau xử lý nghiêm với bà Nguyễn Thị Kim Liên, song cũng cho rằng Thành ủy Đà Lạt đã nương tay với ông Trần Anh Quốc.
Trong khi các cơ quan pháp luật đang xử lý vụ các quan chức y tế Gia Lai tiêu cực đấu thầu thuốc, dư luận mong chờ cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng xử lý rốt ráo vụ quan chức đánh cờ tiền tỉ. Phải thuốc đắng mới dã tật, phải xem xét lại các khâu đào tạo, bổ nhiệm, phải thắt chặt giám sát CBCC, chú trọng đến tự rèn luyện, tu dưỡng của từng CBCC, mới mong làm trong sạch đội ngũ công bộc hôm nay.
“Kịch bản PMU 18”đang lặp lại?
Trả lờiXóaNguồn butlong http://butlong.multiply.com/journal/item/983/983
Giữa lúc thông tin khó khăn về lương, thưởng tết đang gây âu lo cho người lao động thì câu chuyện một phó giám đốc Sở GTVT ở miền Tây đánh bạc với số tiền 1-5 tỉ đồng/ván đã làm chấn động dư luận.
Cụ thể, ông phó giám đốc Sở GTVT Sóc Trăng chơi cờ tướng với một DN theo tỷ lệ ăn thua từ 1-5 tỉ đồng/ván dẫn đến con số nợ nần lên tới 22 tỉ. Bị đòi riết, vị này chỉ lo được 5 tỉ và định xù số còn lại. Bị đối tác thuê xã hội đen dằn mặt, lo sợ cho tính mạng, ông ta đành báo cảnh sát và vụ đánh bạc bị bắt quả tang!
Chính vì vậy mới chấn động! Dĩ nhiên không phải vì đó là một vụ án hình sự (tội đánh bạc và cưỡng đoạt tài sản) mà vì nhiều “ẩn khuất” sau đó. Ai cũng biết giao thông vận tải hiện là ngành đứng đầu về tiêu xài ngân sách do chủ trương đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nâng cấp phương tiện, đào tạo người tham gia giao thông. Ở một tỉnh thuộc diện nghèo như Sóc Trăng, khoản tiền ấy còn lớn hơn do nguồn thu từ địa phương chưa cao, kinh tế chưa phát triển, mà nhà nước thì luôn muốn có sự bình đẳng về phân chia nguồn lực giữa các địa phương, cốt để tỉnh nghèo vươn lên từ việc hạ tầng được đầu tư.
Vì thế trong các cuộc bàn tán về vụ này, “người bị hại” là ông phó giám đốc sở đã không được bất kỳ ý kiến nào cảm thương. Bởi ai ai cũng đặt câu hỏi, không biết ông ta thu nhập từ đâu mà có thể sẵn sàng xoè ra một khoản tiền bằng 10 đến 50 năm thu nhập (không ăn uống, chi tiêu) của một công nhân cầu đường bậc cao (vào khoảng trên 8 triệu đồng/tháng) chỉ để “giải trí”? Thậm chí, nếu khoản tiền đó dù là thu nhập chính đáng của ông ta thì việc tiêu xài như thế cũng cực kỳ phản cảm trong bối cảnh đời sống người lao động dưới quyền ông ta vẫn đầy rẫy khó khăn…
Đến đây người ta chợt nhớ lại một vụ án đánh bạc xảy ra tròn 5 năm trước. Tại một cuộc vây ráp ở đảo tròn trong công viên Bách Thảo (Hà Nội), cảnh sát hình sự bắt được một đầu nậu cá độ bóng đá. Tra cứu danh sách khách hàng của đầu nậu này phát hiện ra tên tuổi vị tổng giám đốc PMU 18, đơn vị giữ nhiệm vụ chủ đầu tư nhiều dự án giao thông cấp quốc gia với tiến độ giải ngân hàng trăm ngàn tỉ đồng mỗi năm. Mấy năm sau đó vụ án đánh bạc này trở nên cực kỳ nổi tiếng chỉ vì từ dấu hiệu cá độ hàng trăm ngàn USD mỗi trận bóng của vị tổng giám đốc, cảnh sát đã truy xét nguồn tiền dùng để đánh bạc và phát hiện nhiều chứng cứ tham nhũng…
Do đó, dù biết ông phó giám đốc sở là “bị hại” nhưng chẳng thấy ai thương vì người ta đang ngờ ngợ: hình như “kịch bản PMU 18” có thể đang lặp lại?
Ngông hơn công tử Bạc Liêu
Trả lờiXóaNguồn culangcat http://culangcat.blogspot.com/2011/12/ngong-hon-cong-tu-bac-lieu.html
Tin cho hay, ông Nguyễn Thanh Lèo, PGĐ sở GTVT Sóc Trăng chơi cờ tướng mỗi ván 5 tỷ đồng gây choáng váng cả nước. Tổng số tiền thua bạc của ông Lèo lên đê 22 tỷ đồng.
Cờ tướng mỗi ván 5 tỷ đồng, công tử Bạc Liêu mà còn sống cũng chắp tay lạy hậu nhưn Sáu Lèo
Số tiền đó, đủ để một huyện nghèo ở Sóc Trăng xóa cả ngàn căn nhà tạm. Nếu tham gia nhắn tin góp đá cho Trường Sa, chắc chắn có ích rất lớn. Nhưng nó lại tiêu thụ dưới hình thức cá độ cờ bạc.
Người ta truy vấn tiền bạc đâu ra với số lương công chức còm cõi của ông Lèo để đi đánh bạc mỗi ván 5 tỷ đồng?
Không cần câu trả lời người ta cũng biết từ đâu. Đó là nỗi đau của phòng chống tham nhũng.
Xưa, công tử Bạc Liêu cũng chơi ngông, nhiều câu chuyện kể ông đốt tiền châm thuốc hút, rồi dùng tiền nấu chè hay nấu gì đó mời người yêu ăn đã quái lạ. Nhưng ông công tử Bạc Liêu đốt tiền kiểu đó cũng không quá 5 tỷ đồng mỗi đợt đốt.
Nay ông Lèo đốt tiền với cờ tướng đã vượt mặt công tử Bạc Liêu. Về danh phận, công tử Bạc Liêu còn để lại một thương hiệu để hậu thế kinh doanh du lịch, riêng ông 6 Lèo chắc chắn để lại bịa miệng thối đời thế gian.
Đường đi của tiền bạc với một số quan chức giao thông vận tải là từ tham nhũng. Các doanh nghiệp muốn trúng thầu các gói thầu giao thông, một số quan chức của ngành này bày trò chia phần trăm không phải thối lui, thối tới mà bày trò chiếu bạc. Một ván phải vài chục triệu đến vài trăm triệu. Đó là cách tham nhũng tinh vi, biến tướng. Không biết ông 6 Lèo có theo cách này không.
Nhưng ông đã chồng cho “đối tác” 5 tỷ đồng rồi, chứng tỏ tiền không thiếu. Và điều đó người ta càng hiểu sụ tha hóa của cán bộ Lèo là con đường tất yếu ở một vị trí đắc địa của chiếc ghế quyền lực ngành giao thông thuộc sở.
Con người mà có mỗi ván cờ 5 tỷ đồng, thì chắc chắn có nhiều cái ngông trác táng. Cơ quan chức năng sẽ vạch rõ tại hồ sơ.
Nhưng có lẽ tạm hiểu rằng, ông Sáu Lèo, về mặt tiền bạc, giàu gấp trăm ngàn lần cường hào, địa chủ, phú nông, trọc phú thời xưa mới mạnh chi cờ tướng ván 5 tỷ. Địa chủ ruộng nương cò bay thẳng cánh cũng không dám chơi vậy đâu. Cường hào ác bá có cướp của dân cũng không dám chơi ngông kiểu 6 Lèo. Đến phú nông, hay ông hội đồng thì cũng chẳng mắn tiền đến mức đó. Ông Lèo chắc cướp cạn hơn quan nên mới ngông hơn công tử Bạc Liêu.
Cu Làng Cát