Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Trịnh Viên Phương : Phiên họp thứ 3 của ban chỉ đạo trung ương về cải cách tư pháp: ánh sáng le lói chợt tắt

Nguồn danlambao

Trịnh Viên Phương (danlambao) Ngày 22.12, tại Hà Nội diễn ra phiên họp thứ 3 của ban chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương (BCDCCTPTW). Phiên họp này cũng do chủ tịch nước Trương Tấn Sang chủ trì. Điểm nổi bật là đề án mới do ban cán sự của Viện Kiểm Sát Nhân dân Tối Cao (VKSNDTC) trình bày. Nhưng ánh sáng vừa le lói thì đại diện của Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC) gần như phản bác đề án mới của VKSNDTC.

Đề án mới của VKSNDTC đề xuất là chuyển VIỆN KIỂM SÁT thành Viện Công Tố và quan trọng là MÔ HÌNH TỐ TỤNG MỚI TRONG LUẬT HÌNH SỰ. 

Như vậy là sau 2 phiên họp trước chỉ lòng vòng bên ngoài phần tổ chức nhân sự các phòng ban thì phiên họp thứ 3 mới bắt đầu đi vào phần nội dung của CCTP. Phía VKSNDTC đã kịp nhận ra: "những bất cập, hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, ảnh hưởng đến yêu cầu xây dựng một nền tư pháp dân chủ, công bằng, nghiêm minh, bảo vệ công lý". Và họ kịp đưa ra một mô hình mới trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, dường như vẫn còn ám ảnh chiếc ghế quyền lực nên bên cạnh yêu cầu giữ quyền công tố họ VKSNDTC còn yêu cầu luôn việc kiểm sát hoạt động tuân thủ pháp luật. Đây cũng chính là 2 nhiệm vụ xưa nay VKSNDTC đang thi hành. Chính họ đưa ra đề xuất "MỚI" nhưng chính họ yêu cầu giữ cái CŨ vốn có nhiều đặc quyền đặc lợi cho họ. 

Ông Trương Hòa Bình, chánh án TANDTC lại một lần nữa gây thất vọng cho dư luận khi phát biểu vòng vo người ta cũng không biết là ý của ông muốn cái gì trong phát biểu của ông. Nửa thì ông muốn đồng ý với đề xuất của VKSTC nửa thì ông lập lờ ởm ờ. Với ông thì "thẩm phán khi xét xử không hỏi thì không nêu vấn đề", nghĩa là trong nhận thức của ông thì VKSND cấm không cho thẩm phán xét hỏi khi xét xử. Đây là nhận thức sai lầm của ông Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình. Chưa hết, ông còn đề xuất trong mô hình mới thì nên "vừa tranh tụng vừa thẩm vấn". Điều này hiển nhiên xưa nay và trong phần đề xuất của VKSNDTC họ đâu có phản bác mà ông chánh án TANDTC lại phát biểu y hệt ông vừa ngủ gật thức giấc. 

Trong phiên họp thứ 3 này thì phát biểu của ông Lê Thúc Anh, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam thì ra vẻ ủng hộ đề xuất của VKSNDTC nhưng ông còn yêu cầu cải cách "triệt để" và đồng bộ. Ông cũng yêu cầu cần thay đổi tư duy và thay đổi tổ chức. Ông Lê Thúc Anh từng bị đoàn luật sư thành phố Sài Gòn tẩy chay chức vụ chủ tịch Liên đoàn luật sư vì ông " bị" đặt vào ghế chủ tịch liên đoàn luật sư mà không có một ngày làm luật sư trước đó. Ông Lê Thúc Anh từng là một Phó chánh án TANDTC. 

Ông Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng Bộ Công An thì cho là cần một lộ trình cho phù hợp tình hình Việt Nam. Đúng là cách nói của đại diện công an: "từ từ cháo mới nhừ". Không vội gì mà phải cải cách, cái gì cũng từ từ, chậm chậm, cần có lộ trình. 

Ông Phạm Quốc Anh hiện là chủ tịch Hội Luật Gia Việt Nam thì yêu cầu VKSTC nên giữ quyền công tố và nên giữ vai trò kiểm sát tư pháp còn kiểm sát chung chung thì nên bỏ. Ông Phạm Quốc Anh cũng không đi ra khỏi cái bóng quyền lợi của ngành mình ông yêu cầu nâng cao vai trò của luật sư và Hội thẩm nhân dân (thường là người của Hội luật gia). 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chủ trì phiên họp (ảnh congly.com.vn)
Phát biểu tổng kết phiên họp là ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước cũng là người đứng đầu BCDCCTPTW. Cách phát biểu nặng tính chính trị... phải phải. Ông khen đề xuất của VKSNDTC, ông hoan nghinh các ý kiến đóng góp nhưng ông không nói là ông có ủng hộ đề xuất của VKSNDTC hay không. Ông chỉ nói là sẽ làm theo nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính Trị. Nghĩa là có cải cách tư pháp thì cũng theo "định hướng" của Bộ Chính Trị. Tất cả phải trong cái khung của Nghị quyết số 49-NQ/TW này. 

Dù biết là tin vào việc Bộ Chính trị sẽ cải cách tư pháp là một ảo tưởng nhưng chúng ta cũng phải theo dõi những tấn tuồng bi hài do họ tự soạn và tự diễn. Khi tam quyền (lập pháp - hành pháp - tư pháp) đều nhất lập dưới tay của Bộ Chính Trị thì không có cải cách gì cả. Như ông Lê Thúc Anh nói cái cần là cần thay đổi tổ chức và tư duy. Và nên bắt đầu từ việc cải cách chính Bộ Chính Trị. 



*

Bài viết trên trang Công Lý (cơ quan của Tòa án Nhân dân Tối cao):

. Bookmark the permal

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét