Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

Nguyễn Anh Dũng - Lại chuyện “Nói một đằng, làm một nẻo”

Nguồn danluan

Nguyễn Anh Dũng

Đảng và nhà nước luôn chú trọng ban hành nghị quyết của quốc hội, các đạo luật mới, sửa đổi, bổ xung những đạo luật đã có cho phù hợp với cuộc sống, nhằm quản lý xã hội bằng pháp luật. Lời hứa khi nhậm chức của của các vị lãnh đạo đảng và nhà nước đặt niềm tin và hy vọng cho nhân dân. Đó là sự thật!

Thế nhưng, những điều tốt đẹp đó dường như chỉ để "Nói". Còn thực tế "Làm" thì ngược lại theo kiểu: "Nói một đằng, làm một nẻo", như hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau.

1. Chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khoá XII năm 2007: Giáo sư, tiến sỹ Đặng Hùng Võ nguyên thứ trưởng bộ tài nguyên và môi trường là một nhà khoa học, một nhà quản lý được người dân tin yêu. Việc Ông tự đăng ký ứng cử đại biểu quốc hội theo đúng luật định, để có điều kiện giúp dân, giúp nước chắc chắn sẽ đắc cử.

Thế nhưng: "Sáng ngày 21 tháng 3 năm 2007, tôi (Ông Đặng Hùng Võ ) được đồng chí Nguyễn Đức Hạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Trung ương trao đổi qua điện thoại là tôi vẫn đang thuộc diện Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý và Ban Bí thư có ý kiến là không phân công tôi ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XII. Là đảng viên, tôi chấp hành sự phân công của tổ chức".

Như vậy Ban bí thư đã dùng quy định của đảng, trái với quy định của pháp luật để tước đoạt quyền tự do, dân chủ. Quyền và nghĩa vụ công dân của ông Đặng Hùng Võ!

2. Cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khoá XIII, tháng 5/2011: Tiến sỹ luật học Nguyễn Văn Hiện, chủ nhiệm uỷ ban tư pháp của quốc hội, ông ta là người như thế nào?

- Về tài: Khi còn là chánh án toà án NDTC, khoác áo tiến sỹ luật học, mà không phân biệt nổi bản "Chúc thư sống" đề ngày 01/5/1983 thuộc quan hệ pháp luật "Thừa kế" hay "Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện" theo quy định của bộ luật dân sự và luật đất đai. Đã để xẩy ra hơn 9000 vụ án oan sai trong một năm và chỉ có tài tham nhũng.

- Về đức: Đã từng lộng quyền coi thường quốc hội trong cuộc trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 10 quốc hội khoá XI (11/2006). Đến mức các đại biểu yêu cầu có nghị quyết về vấn đề này. Vì vậy đến nay việc chất vấn các cơ quan tư pháp trên truyền hình trực tiếp đã bị trung ương bãi bỏ. Phải chăng tham nhũng và vi phạm nhân quyền của ngành tư pháp là quá nghiêm trọng nên không giám công khai?

Để trục lợi trong các vụ án oan sai, đã đang tâm làm cho biết bao gia đình tan nát, biết bao con người bị dồn vào bước đường cùng để bức tử (Đ 100 LHS).

Với tư cách như vậy ông ta không xứng đáng "Là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân" (Đ 97 HP). Nhưng lại được Trung ương ưu ái, sắp xếp làm chủ nhiệm uỷ ban tư pháp của quốc hội! Vậy phía sau sự việc này là chuyện gì?

3. Bộ luật hình sự quy định tại điều 84: Tội khủng bố. Bộ ngoại giao Việt Nam tuyên bố "Việt Nam phản đối chủ nghĩa khủng bố và lên án các hoạt động khủng bố dưới mọi hình thức. Những kẻ khủng bố phải chịu trách nhiệm về những hoạt động của mình và cần phải bị nghiêm trị. Việt Nam sẽ tiếp tục cùng cộng đồng quốc tế đấu tranh chống khủng bố phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế nhằm loại trừ chủ nghĩa khủng bố". (Báo ĐT Đảng CS Việt Nam ngày 3/5/2011)
Thế nhưng khi người dân thể hiện ý chí bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ nhân quyền , thì lại bị nhà nước đàn áp, khủng bố dưới hình thức "Cưỡng chế", bị khủng bố tinh thần và bị đầy đoạ trong nhà tù.

4. Nghị quyết đại hội XI đảng CS việt Nam – Tháng 1/2011 đã chỉ rõ."Ban chấp hành trung ương xin tự phê bình trước đại hội và trước nhân dân về những khuyết điểm, yếu kém đã làm hạn chế những thành tựu lẽ ra có thể đạt được nhiều hơn".

Ông Trương Tấn Sang UV Bộ chính trị, đã nói trong cuộc tiếp xúc với cử tri quận 1 TP Hồ Chí Minh sáng 7/5/2011:" Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này".

Sau khi được bầu làm chủ tịch nước Ông lại nói: "Kiên quyết chống tham nhũng, giữ vững chủ quyền biển đảo... Nhân dân hãy kiểm tra, giám sát chúng tôi." (Thanh Niên online ngày 26/7/2011).

Việc BCH TW tự phê bình và lời nói của ông Trương Tấn Sang sẽ không có tác dụng nếu không quy rõ trách nhiệm và "xử lý kiên quyết, kịp thời, công khai người tham nhũng bất kể ở chức vụ nào, đương chức hay đã nghỉ hưu. Tịch thu xung công tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng, xử lý nghiêm những người bao che cho tham nhũng hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để vu khống, hãm hại người khác" (Nghị quyết đại hội Đảng khoá X ngày 18/4/2006).

Hơn nữa tự phê bình chỉ là tình tiết được xem xét để giảm nhẹ tội chứ không phải là điều kiện để miễn tội. Người dân khi phạm pháp, thành khẩn nhận lỗi vẫn bị xử lý một cách hà khắc. Còn người lãnh đạo, để cho giặc nội xâm, giặc ngoại xâm hoành hành thì lại chỉ tự phê bình hay sao?

5. Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Được tiến hành chỉ mang tính hình thức, tốn kém, mất thời gian mà tác dụng lại rất hạn chế bởi vì chính các đảng viên là người lãnh trong bộ máy đảng và nhà nước đã "Nói một đằng, làm một nẻo".

Thật không thể tin mặc dù đó là sự thật, kẻ phạm tội chỉ bằng các giao dịch bất hợp pháp đã biến các cơ quan đảng và nhà nước có liên quan, thành phương tiện để thực hiện mưu đồ của mình. Khi mà người lãnh đạo đã tự hạ mình xuống ngang hàng với bọn lưu manh, côn đồ và trở thành đồng loã để cùng nhau chia chác, trục lợi trên phần tài sản ăn cắp của nhà nước, cướp đoạt được của dân. Mà trường hợp phạm tội của Nguyễn Thị Minh Châu tại phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội là một vụ điển hình.

Thời gian và thực tế đã chứng minh: Đảng và nhà nước đã tỏ ra không đủ năng lực và và tư cách để lãnh đạo khi "Nói một đằng, làm một nẻo", đã tự bôi nhọ mình trong con mắt bạn bè quốc tế và làm mất lòng tin của nhân dân.

"Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân" (Điều 2 HP). Vì vậy người dân còn phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình góp phần kiểm tra, giám sát, đấu tranh chống giặc nội xâm và giặc ngoại. Để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quyền con người theo quy định của luật pháp quốc gia và các công ước quốc tế mà nhà nước đã cam kết thực hiện.

Muốn cho Việt Nam thực sự có an ninh và phát triển bền vững thỉ cần phải thực thi quyền tự do, dân chủ, thực hiện đa đảng, tam quyền phân lập. Như Cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông C.An-Nan đã từng nhấn mạnh:

"Chúng ta không thể phát triển nếu thiếu an ninh, chúng ta không thể có an ninh nếu không phát triển và chúng ta không đạt được an ninh hay phát triển nếu không tôn trọng nhân quyền". (Báo Nhân Dân ngày 23/3/2005).

Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2011

Người gửi

Nguyễn Anh Dũng

HV Hội cựu chiến binh Việt Nam

ĐC: Số 5 ngách 12/87 Chính Kinh, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
ĐT và Fax : (84) 38583514; DĐ: 0984535494;
Gmail: xuannho.vu1@gmail.com

Nơi nhận:

- Trung ương Đảng và Nhà Nước.
- Các cơ quan bao chí trong và ngoài nước.
- Trung ương hội cưu chiến binh Việt Nam.
- Các cơ quan, tổ chức có liên quan

_________________________________

dldl.jpg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét