Yang Zhizhu, 34 tuổi, bị chính phủ TQ phạt khoản tiền "lệ phí xã hội nuôi dưỡng" tới 37,000 đôla Mỹ, và bị sa thải ra khỏi chức vụ giáo sư luật sau khi vợ ông sinh đứa con gái thứ nhì hồi tháng 12-2009. Hình phạt này áp đặt vào Yang theo luật mỗi gia đình chỉ được phép có một con; luật này hiệu lực từ năm 1980.
Trước khi bị sa thải ra khỏi guồng máy sư phạm đạị học, Yang là giáo sư luật tại China Youth University for Political Sciences (Đại Học Khoa Học Chính Trị Thanh Niên Trung Quốc) tại Bắc Kinh. Lệnh sa thải đưa ra theo một quyết định hành chánh hồi tháng 4-2010, sau khi ông từ chối nộp phạt, vì khoản tiền phạt cao gấp 9 lần lương trung bình một năm của thu nhập đầu người.
Là giáo sư dạy về luật dân sự trong hơn 10 năm, Yang biết rõ rằng nếu không trả tiền phạt, con gái thứ nhì của ông, Yang Ruonan, sẽ sống như một "đứa trẻ đen," nghĩa là không có giấy tờ hộ khẩu (Hukou), một giấy chứng nhận nơi cư trú tại một địa phương nhất định, và do vậy sẽ bị từ chối sự tiếp cận với giaó dục công lập, chăm sóc y tế công và cả trợ cấp gia cư.
Con gái đầu của Yang là Yang Ruoyi, 5 tuổi, cũng là nạn nhân dính chùm. Vì không còn là đứa con duy nhất, cô bé sẽ bị từ chối những quyền lợi giành cho các con độc nhất trong các hộ gia đình, trong đó có việc ghi danh vào trường học và khoản trợ cấp hàng tháng 9 đôla Mỹ.
Hồi tháng 9-2010, Yang quyết định tự rao bán mình với giá 100,000 đôla Mỹ, giá này không mặc cả. Cựu giáo sư Yang thề là sẽ trung thành với ông chủ "cho tới ngày chết."
Khi thương lượng bán đời mình xong, Yang dự định dùng tiền này để trả khoản tiền phạt và tiền còn lại sẽ để cho vợ con mình.
Mảnh đời của GS Yang là một phần hình ảnh của chính sách một con tại Trung Quốc, vốn áp đặt từ ba mươi năm qua. Chính sách này được lần đầu thảo luận là năm 1978, khi chính sách mở cửa của TQ tiến hành. Đối phó với dân số tăng trưởng, TQ xiết lại bằng chính sách một con và hy vọng là sẽ có mức tăng dân số bằng zero vào năm 2000.
Năm 2010, một thống kê của Sở Thống Kê TQ cho thấy mức tăng dân số trung bình là 0.57% trong thập niên qua, như thế là một nửa phần trăm điểm thấp hơn mức tăng dân số của thập niên 1990s.
Tính vào ngày 1 tháng 11-2010, thế hệ trẻ của TQ, tính từ các em sơ sinh cho tới các em 14 tuổi, là tổng cộng 222 triệu người, tức là 16.6% dân số.
Hồi 10 năm trước, nhóm thế hệ trẻ ở tuổi đó là 30% đông hơn, và chiếm gần 23% tổng dân số.
Có nghĩa là gánh nặng người già tại TQ không thể nào tránh khỏi.
Tuy nhiên, các viên chức nói số lượng trẻ em mà một phụ nữ TQ trung bình sinh ra trong đời vẫn là 1.8 – và nếu con số này đúng, thì số lượng em vị thành niên (dưới 14 tuổi) không thể nào sụt giảm nhanh chóng như thế, theo lời Li Jianxin, gioá sư xã hội học ở Đại Học Bắc Kinh.
Ông Li nói, "Đó thấy rõ là thống kê xạo." Ông nói rằng, ông tin là sinh xuất của TQ đã bị ccá địa phương nhào nắn các con số trong 20 năm qua để phù hợp với chính sách một con.
Cũng đồng ý với ý kiến của Li là Liang Zhongtang, nhà dân số học tại Học Viện Khoa Học Xã Hội Thượng Hải. Liang, 63 tuổi, là người chứng kiến sự khai sanh và thực hiện chính sách một con, nói rằng thực tế sinh xuất tại TQ là 1.3% tới 1.5% -- nghĩa là một sinh xuất cực kỳ nguy hiểm cho một xã hội cần sức lao động nhân dụng.
Nhưng từ năm 1992, chính phủ đã ngưng phổ biến sinh xuất trong cuốn Niên Giám Thống Kê Dân Số TQ, mà theo Liang, vì các cán bộ lo sợ nếu phải ghi con số thực.
Trung Quốc từ lâu được xem như cơ xưởng lao động cho toàn thế giới, nơi lao động rẻ và đông.
GS Liang nói, như thế điều gì xảy ra khi công chúng biết rằng lao động sinh động nhất của TQ, tức là lứa tuổi 15 tới 29, đã sụt giảm còn 247 triệu người trong năm 2010, từ mức 326 triệu người hồi năm 1995.
Còn một nan đề nữa: trai thừa, gái thiếu. Truyền thống ưa chuộng con trai đã làm nhiều gia đình phá hủy bào thai nữ để có con trai. Sau hơn 30 năm áp dụng chính sách một con, TQ đang có tỉ lệ 118 bé trai ra đời đối với mỗi 100 bé gái ra đời, theo các thống kê gần nhất. Như thế là nan đề, vì tại một số tỉnh đã có hiện tượng: 130 bé trai ra đời đối với 100 bé gái sơ sinh.
Như thế là tới năm 2020, khi các thế hệ trẻ gần đây trong chính sách này tới tuổi kết hôn sẽ có 30 triệu đàn ông không thể kiếm vợ nổi. Và như thế sẽ là tiềm năng bất ổn xã hội.
Người ta có thể hy vọng thay đổi chính sách từ thế hệ lãnh đaọ mới hay không, khi dự kiến Xi Jinping sẽ lên nắm quyền Chủ Tịch Nước và Li Keqiang dự kiến sẽ nắm chức Thủ Tướng? Một số người mơ mộng như thế, vì họ Li tốt nghiệp về ngành luật và kinh tế.
Tuy nhiên, cựu giáo sư luật Yang nói rằng đừng hy vọng gì nhà nước TQ thay đổi, "trừ phi Đảng CSTQ phải chuyển hóa toàn diện."
Bản tin UPI không nói rõ đã có ông chủ nào chịu mua cuộc đời luật gia họ Yang chưa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét