Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Trần Ngọc Sơn : ẢO THUẬT NGÔN TỪ

Nguồn sonthithu


Ảnh: Tiến Dũng.

        Bộ trưởng Đinh La Thăng: "Tôi không sai quy trình, thủ tục khi quyết định 

                      bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng". Ảnh: Tiến Dũng

            1. " Cứu":"Tập thể Vinalines khi đó mất đoàn kết, cần thay một vị trí chủ chốt. Việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Hàng hải nhằm cứu Vinalines, giải quyết mâu thuẫn", Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng trả lời VnExpress, ngày 30/5.

             Pha "đổ đèo" ngoạn mục của Bộ trưởng Thăng chỉ cần bằng một động từ "cứu"  lúc đã rất "cấp". Vậy Bộ trưởng Thăng có công, chứ đâu có lỗi hay phải chịu trách nhiệm gì ở đây (chưa kể ngài còn phải mất cả tháng trời để động viên thì ông Dũng mới nhận chức Cục trưởng) ? Nhưng Bộ trưởng ơi, một thủ trưởng mà để cho cơ quan, đơn vị mất đoàn kết, ngài biết rồi, mà vẫn đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ nhiệm làm Cục trưởng là sao ? Hay ngài cuống lên rồi nên ngụy biện thế, người ta bảo "thanh minh là thú tội" chả biết có đúng không ? Không biết rồi đây ai sẽ "cứu" Bộ trưởng ?


"Đồng thuận" nhưng "kêu cứu"! Nguồn: Vietnamnet.
       2. Đồng thuận: Đó là từ trong Tờ trình số 584 của UBND quận Cầu Giấy trình Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội về việc thực hiện Dự án xây chợ mới Nghĩa Tân. Từ đồng thuận ở đây phải được hiểu theo nghĩa này : "500 tiểu thương 'quây' UBND quận Cầu Giấy... phản đối xây chợ mới ". Ái chà chà, sao giống ý bác Phó Chủ tịch Hưng Yên nói về việc thu hồi đất ở Văn Giang thế. Đại ý vắn tắt thế này: Chủ trương đó được đông đảo nhân dân ủng hộ bằng cách rầm rộ kéo nhau đi khiếu kiện đông người. Giỏi, giỏi thật, giỏi đến thế là cùng, tiên sư anh Lào Tứ !

Tổ cũng phải "dỗ" ? Ảnh: Báo Đất Việt
     3. Dỗ Tổ : Đây là từ trong cuốn"Vở luyện tập Tiếng Việt lớp 1" (tập 1) của NXB Đà Nẵng. Tác giả cuốn sách này nguyên là Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT. Có lẽ tác giả và những người làm sách muốn nói: Tổ thì cũng phải "dỗ" chăng ? Nếu nhận định này là đúng thì không phải sửa chính tả từ này nữa ! Nhưng trong cuốn vở đó lại còn từ "cây lêu". Thế mới biết làm sách giáo dục nhiều khi  cũng "mì ăn liền" thật!


Nạn nhân Đặng Đình Bình bị dập não trái, lồi mắt trái, 
đang hôn mê tại bệnh viện vì "giằng co". Ảnh: VÕ BÁ
 

     4. "Giằng co": "Các bảo vệ dân phố  tại hiện trường không đánh người, mà chỉ giằng co khiến nạn nhân tự té gây thương tích". Đó là  nội dung Công an phường Tân Đông Hiệp  báo cáo nhanh gửi lên trên. Các bạn thấy không mới chỉ giằng co thôi mà nạn nhân đã dập nào, hôn mê còn nếu đánh chắc là phải đưa thẳng ra nghĩa trang luôn. Đọc câu báo cáo này lại nhớ vụ " giằng co" ở phường Thịnh Liệt (Hà Nội) đầu năm 2011 đã làm ông Trịnh Xuân Tùng gãy cổ và tử vong vài ngày sau đó. Các từ " giằng co", "có biểu hiện mệt mỏi"... của các bác công an quả thật rất linh diệu. Khâm phục! Khâm phục!


           4. "Sai sót trong hành chính": Đây là từ ngữ của Đại tá Nguyễn Trung Nghĩa, Chánh Văn phòng Công an tỉnh Phú Yên khi nói về việc còng tay, bắt người khi chưa có lệnh bắt và không phạm pháp bắt quả tang. Các bạn nhớ nhé chỉ là sai sót tí xíu thôi, không phải là sai phạm, sai luật gì cả. Lại một lần nữa kính phục công phu lựa chọn từ ngữ đạt đến mức thượng thừa của các bậc đại sư  ngành công an.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét