David Thiên Ngọc (Danlambao) - Một ngọn đông phong cho Việt Nam - là điều tối cần thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biển Đông đang dậy sóng hiện nay. Khi hải khấu Trung Quốc đang giương oai diễu võ với cái lưỡi bò 9 đoạn đã liếm dần cả vùng đông hải với lòng tham vô tận.
Trong tình thế hiện tại, Việt Nam như một chiếc thuyền nan đang bị đắm giữa dòng nước xoáy, và rất cần một chiếc phao được thả xuống để vin vào.
Việt Nam và các nước khác trong vùng Đông Nam Á đang bị đe doạ bởi đường lưỡi bò 9 khúc trong đó vấn đề đang nổi cộm là Philippines và Việt Nam.Thế nhưng trong mỗi nước đều có một thế trận khác nhau. Mỗi nước có một vị trí trên bàn cờ chính trị, quân sự, ngoại giao toàn cầu hoàn toàn tương phản.
Tình hình tại Philippines:
Ở trong nước thì phản ứng của chính phủ và nhân dân đều tích cực và đồng thuận, có một quyết tâm cao, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ tổ quốc. Đối với quốc tế thì trước hết chính phủ và nhân dân Phi khẳng định rõ ràng Trung Quốc (TQ) là kẻ bành trướng xâm lăng… Về mặt ngoại giao với TQ thì Phi độc lập và tôn trọng giao hảo. Về kinh tế thì sòng phẳng trong thương mại lấy luật chơi của WTO làm thước đo. Về chính trị thì rõ ràng hai nước ở hai đầu thái cực không phụ thuộc hay ảnh hưởng gì nhau. Do đó khi sự việc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông thì chính phủ Phi hoàn toàn hiên ngang ngẩng cao đầu cùng nhân dân giương cờ chính nghĩa tiến về phía trước chống ngoại xâm.
Ngoài TQ là kẻ đối nghịch ra còn lại các nước khác trên thế giới và trong khu vực hầu như là ủng hộ Phi để bảo toàn chủ quyền đất nước.Vì tất cả các quốc gia trong vùng đều nhận thấy sự ngang ngược và bành trướng của tập đoàn Cộng sản TQ. Đặc biệt là Mỹ với hiệp ước năm 1951 là một chiếc đũa thần chống đỡ sau lưng. Cụ thể là vừa qua chính phủ và Quốc hội Mỹ đã đồng ý tăng gấp ba lần viện trợ quân sự cho Phi so với trước. Siêu tàu ngầm quân sự tối tân nhất thế giới USS North Carolina nặng hơn 7.800 tấn cập cảng Subic cách bãi cạn Scarborough không xa với vũ khí trên tàu về phần chính là 12 tên lửa hành trình Tomahawk, 4 ngư lôi MK-48 cỡ 533mm lặn sâu 244m với tốc độ 46km/h và chạy liên tục trong vòng 33 năm không cần nạp nhiên liệu. Đồng thời những tài khí quân sự khác mà không được hay chưa được công bố. Đó mới chỉ là một điểm nhỏ trang bị cho những bước đi trong bàn cờ Đông Hải mà về phía Phi đã có.
Tình hình tại Việt Nam:
Xét tới mặt đối nội thì hoàn toàn ô hợp. Trong nội bộ chính quyền Cộng sản thì "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược". Phe phái tranh giành quyền lực với nhau một cách quyết liệt. Tựu chung cũng chỉ vì lợi danh – như vụ Vinashin,Vinalines và các tập đoàn của Ba Dũng, vụ dân biểu Đặng Thị Hoàng Yến... cũng đủ cho ta thấy có hiện tượng "trảm tướng" lẫn nhau giữa Ba Dũng và Tư Sang nhằm củng cố thế lực và vây cánh. Như Giáo sư Carl Thayer đã nói: "Nếu vụ Đặng Thị Hoàng Yến và Dương Chí Dũng báo trước một sự chia rẽ nội bộ trong Đảng vì các chính sách và các cá nhân thì Việt Nam dường như sẽ bước vào một giai đoạn bất an về chính trị. Tình hình này lại sẽ càng trầm trọng thêm vì nền kinh tế yếu kém."
Lại nữa – vụ Trọng Lú đi rao giảng linh tinh và thể hiện lập trường đối nghịch lại cả hai đối thủ Ba Dũng và Tư Sang thể hiện chủ trương chỉnh đốn Đảng, hội nghị TW 5 thay ghế trưởng ban chống tham nhũng của Ba Dũng bằng Nguyễn Phú Trọng. Thử hỏi những trụ cột chống đỡ một mái nhà đang mục nát mà chõi vào nhau như vậy thì làm sao cho khỏi cảnh sụp đổ tan tành? Kết quả tất nhiên là những thành viên ở trong ngôi nhà đó phải chịu cảnh màn trời chiếu đất.
Mặt khác, đối với nhân dân thì càng tồi tệ. Nhân dân Việt Nam với lòng yêu nước, dũng cảm. Dân tộc tính chất đầy chí liệt oanh được chứng minh qua bao thời kỳ lịch sử nổi chìm của đất nước.Thế nhưng hào khí đó đã và đang bị giam cầm giữa bốn bức tường đá lạnh căm của bạo quyền Cộng sản, đang bị tra tấn hàng ngày dưới nhiều hình thức mà trong thế giới loài người chưa từng có. Nói chung, với hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng hiện tại của đất nước thì chính quyền và nhân dân có thái độ hoàn toàn trái ngược nhau.
Về mặt đối ngoại: Kẻ xâm lăng chính là TQ. Nhưng TQ đối với Việt Nam là "thiên triều". Việt Nam là chư hầu, là thuộc quốc. Cả tập đoàn lãnh đạo CSVN là một đám bồi thần cúi đầu vâng lệnh quan thầy TQ. Thế nên khi có sự kiện biên giới Việt – Trung, hiệp ước phân định vịnh Bắc Bộ, rồi rừng núi Tây Nguyên, Hoàng Sa –Trường Sa... cả tập đoàn CSVN mãi quốc cầu vinh, bình chân như vại, chỉ lo tranh giành quyền lực.
Đối với các nước láng giềng và trong bầu trời Đông Hải thì tất cả nhìn VN với ánh mắt lạnh lùng. Tại sao??? Vì CSVN luôn "nói một đàng làm một nẻo". Miệng thì luôn dùng từ hoa mỹ mà trong thâm tâm thì cả một biển dối lừa. Mặt khác, lại luôn tự hào mình là "đỉnh cao trí tuệ " và cho rằng chẳng ai thấu được tâm can mình nên mãi mãi là xảo trá và dối gian. Như vậy thử hỏi ai là người dám đến gần giao hảo trong lúc người ta là những nước văn minh, tiến bộ? Những điều xấu xa như thế chỉ khiến người ta chỉ lặng thinh và xa lánh. Cụ thể như vừa rồi "Trọng Lú" qua Cu Ba cao giọng khoác lác linh tinh. Vì sợ ô nhiễm đất nước tươi đẹp của mình mà Tổng thống Brazil đóng cửa không đón tiếp ngoại giao và đuổi về thật ô nhục.
Một ngọn "đông phong" cho Việt Nam – Đó là nói về Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta sẽ đến VN vào đầu tháng 6/2012. Như chúng ta cũng đã biết, ông Panetta đã từng là Giám đốc C.I.A. Một nhân vật có bộ óc và tầm nhìn rất sâu rộng về chiến lược quân sự, chính trị, kinh tế và thấu suốt các mặt ngầm khác cho dù tận đáy đại dương. Nói thế cũng không quá đáng. Vì với kinh nghiệm của một chính khách đã kinh qua lãnh đạo nhiều lĩnh vực quan trọng trong bộ máy cầm quyền của siêu cường Hoa Kỳ ta cũng đủ biết. Nay trong thế trận của biển Đông – Một thế trận mà hầu như tất cả các nước có liên quan về tranh chấp chủ quyền hay không có liên quan chủ quyền trên biển Đông nhưng có ít nhiều tham gia trong các hải trình quốc tế quan trọng này đều mong có một lực đối trọng cân bằng với sự bành trướng bá quyền tham vọng của TQ không chỉ trong lĩnh vực biển đảo, tài nguyên... mà còn nhiều hệ luỵ nếu vết dầu loan cứ mỗi ngày một rộng ra thì sẽ kéo theo nhiều hệ quả mà bất lợi luôn thuộc về phía ngoài TQ. Ở đây là chưa nói đến những tai ương cũng sẽ nảy sinh từ đó cho những nước trong tầm quét của đường lưỡi bò.
Vì thế cho nên chuyến đi của ông Panetta lần này một tuần đến châu Á trong đó có Ấn Độ, Singapore rồi đến VN và sẽ có những sách lược cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương, điều mà Hoa Kỳ tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược đến khu vực này kể từ đầu năm. Cẩn thận hơn, trước khi đến Singapore để dự diễn đàn an ninh thường niên Shangri-La ngài bộ trưởng cũng ghé qua Honolulu, Hawaii để tham vấn với đô đốc Sam Locklear chỉ huy trưởng quân đội Mỹ ở Châu Á TBD về các vấn đề đang quan tâm. Tại hội nghị Shangri-La, ông cũng sẽ gặp và hội đàm với các lãnh đạo cấp cao chủ chốt trong khu vực như Singapore, Nhật, Hàn Quốc, Úc... Vấn đề chuyển tầm nhìn về Châu Á TBD của Hoa Kỳ đã đi qua nhiều bước. Từ năm 2010 người tiền nhiệm của ông Panetta là bộ trưởng Robert Gates cũng đã đến VN và cũng có những phát biểu và hé lộ ra con đường mà Hoa Kỳ sẽ đi tiếp về Châu Á TBD với tính cách là một siêu cường chi phối toàn cầu. Nơi đây ông đã nói: "Hoa Kỳ đã hiện diện tại Châu Á hơn 150 năm nay. Chúng tôi không bao giờ quay lưng với Châu Á." và rằng: "Cả Châu Á có thể tin tưởng rằng Mỹ sẽ tiếp tục tham gia tích cực ở khu vực". ng cũng nhắc lại lời của Tổng thống Barack Obama rằng: "Mỹ là quốc gia TBD". Gần đây bộ trưởng ngoại giao H.Clinton cũng đã công du một vòng Châu Á đến TQ, Ấn Độ và cũng đã gặt hái được nhiều thành quả đáng kể trong chính trị, ngoại giao và đặt một nền tảng tương lai cho một nửa bán cầu rộng lớn.
Vừa rồi Thượng nghị s John MacCain tuyên bố không để cho TQ "tự tung, tự tác" ở biển Đông và đảm bảo rằng TQ không thể muốn làm gì thì làm.Và trước đây khi trở về từ Đông Nam Á, ông John MacCain cũng có bài phát biểu tại hội nghị "An ninh hàng hải trên biển ông" tại Washington nhấn mạnh rằng: "Mỹ cần giúp Đông Nam Á tăng cường sức mạnh hải quân trước một TQ hành xử hiếu chiến, yêu sách tham lam, thiếu căn cứ trên biển ông".
Một mối quan ngại lớn nhất của VN hiện nay là họa mất nước về tay TQ. Trước áp lực của nhân dân bắt buộc chính quyền CSVN phải có thái độ. Thế nhưng đám mây mù phủ trên đầu Bộ Chính trị đảng CSVN quá nặng. Bởi kẻ cướp nước chính là quan thầy, là kẻ đã cưu mang và nuôi dưỡng đảng CSVN. Vậy thì liệu đảng CSVN có đủ nghị lực, đủ dũng khí để nói lên tiếng nói bảo vệ non sông? -Không! Trăm lần không! Vạn lần không!
Vậy thì ngọn gió đông nào để giúp cho VN thoát hiểm? Nhờ trận cuồng phong của xứ Cờ Hoa ồ ạt thổi à? –Được thôi nhưng xin nói với các ngài "đỉnh cao trí tuệ" rằng ngọn gió ấy đã bị bức tường nhân quyền của các ngài dựng lên vẫn còn sừng sững đó. Nó ngăn chặn mọi lối vào của những chiếc phao cứu sinh cho đất nước VN đang lúc lâm nguy.
Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường, tiến thối lưỡng nan.Trước cường quyền bạo ngược thì run sợ cúi đầu thần phục, mặt khác nhìn với qua tận bên kia bờ đại dương để mong ơn mưa móc và cũng nguyện cầu. Thế nhưng tay vẫn nắm đuôi quỷ đỏ không dám buông ra.
Tôi dám chắc một điều rằng hiện tại bè lũ Ba Đình đang mong sao cho làn gió của xứ Cờ Hoa thổi vào để đánh tan bạo quyền bành trướng. Tạo ra thế cân bằng ở Châu Á TBD vì lợi ích của Hoa Kỳ đã tồn tại lâu đời chứ không là lợi ích của riêng một nước nào trên vùng trời Đông Hải. Nếu được như vậy thì VN sẽ được ăn theo. Lúc bấy giờ cái lưỡi bò sẽ bị cắt bỏ. Biển Đông mới đích thực là Thái Bình Dương và tập đoàn Ba Đình sẽ quỳ mọp chắp hai tay lạy về phương Bắc mà rằng: "lạy thầy em không có..."!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét