Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Quốc Hội VN : Kẻ ngu ngơ giữa khu rừng ma quái & làm gì với cục sắt 26 triệu USD?

Nguồn tranhung09 (tổng hợp)

.

 

 

QUỐC HỘI VIỆT NAM: KẺ NGU NGƠ GIỮA KHU RỪNG MA QUÁI


Quốc hội sẽ giải quyết được hiện trạng ngổn ngang và bất nhẫn của nền kinh tế như thế nào? Nhưng vào lần này, toàn bộ nền kinh tế Việt Nam lại đang dấn thân vào một thảm họa lớn nhất kể từ cơn chấn động giá – lương – tiền từ năm 1985.
Đống rác thải
 
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội sáng 21.5 – Ảnh: Ngọc Thắng/VIBOnline
Phần lớn nền kinh tế Việt Nam vẫn bị chìm ngập dưới đống rác thải do các nhóm lợi ích đổ lên. Gần ba tháng sau lần hạ lãi suất huy động đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước thực hiện, mọi chuyện vẫn không hề được cải thiện.
Vào thời gian này, Quốc hội lại bắt đầu một kỳ họp mới, trong không biết bao nhiêu kỳ họp mà người dân Việt Nam ví như "đánh trống bỏ dùi" từ trước đến nay. Vào lần này, chắc chắn vấn đề kinh tế và nhiều mâu thuẫn trầm kha của nó sẽ được các đại hiểu Quốc hội nêu ra. Nhưng được nêu ra đến mức nào và được tranh luận đến đâu thì lại do… Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng quyết định.
Một con số thống kê hết sức khiêm tốn từ các cơ quan quản lý nhà nước đã xác nhận có 17.000 doanh nghiệp chịu cảnh phá sản và giải thể trong 4 tháng đầu năm 2012. Nhưng dư luận trong nước cũng dè dặt cho rằng chính phủ đã chưa đánh giá toàn diện, sâu sắc tình hình suy giảm kinh tế, hoặc báo cáo của chính phủ có vẻ như hơi "hồng" quá…
Bản chất bao giờ cũng thực hơn hình thức. Những con số thực chất lại lớn hơn nhiều con số được báo cáo. Nếu vào giữa năm 2011, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings đã trở thành địa chỉ đầu tiên "dũng cảm" phát ra con số nợ xấu của Việt Nam lên đến 13%, chứ không chỉ là 3% như báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, thì cũng có thể suy diễn là con số doanh doanh nghiệp phải giải thể, phá sản khi năm 2012 mới chỉ trôi qua hơn một quý đã có thể gấp nhiều lần con số báo cáo.
Thực thế, báo chí lại có cách tính khác. Không dựa vào vào báo cáo của ngành ngân hàng hay của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giới phóng viên xuất phát từ những con số của ngành thuế. Theo đó, đã có khoảng 1/3, tức gần 200.000 doanh nghiệp không còn khả năng đóng thuế cho nhà nước. Một hiện trạng khoảng 30% doanh nghiệp đã không còn khả năng hoạt động đối với một nền kinh tế mà nợ công đang vượt quá tỷ lệ 60% và có thể đã xấp xỉ 70% GDP, chứ không chỉ khiêm tốn là 53% như các báo cáo vẫn được mô tả quá giả dối bởi chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nhân nào gặt quả nấy!
Đã quá rõ là nhân nào gặt quả nấy. Giờ đây, hậu quả mà các ngân hàng thương mại – nhóm lợi ích mạnh nhất và đã được chứng minh là tàn nhẫn nhất ở Việt Nam – đổ lên đầu doanh nghiệp, lại đang biến thành một cú đá hậu đối với chính họ. Từ giữa năm 2011 và đặc biệt từ sau khi Nguyễn Văn Bình được bổ nhiệm vào cương vị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nhóm lợi ích ngân hàng đã triệt để tiến hành chính sách siết chặt tín dụng nhằm triệt tiêu khả năng tồn tại của những nhóm lợi ích đối thủ – bất động sản và chứng khoán và cả với những ngân hàng đồng nghiệp dễ "nuốt". Cái gọi là "chính sách thắt lưng buộc bụng" như thế đã phát huy tác dụng rất lớn, vì chỉ trong chưa đầy một năm, hầu hết những doanh nghiệp bất động sản có máu mặt đã phải đầu hàng. Ở Việt Nam, nếu người ta có thể kể đến những cá mập như Vincom và Hoàng Anh Gia Lai, thì nay mỗi doanh nghiệp này đều đang mang trên lưng số lỗ từ 10.000 đến 15.000 tỷ đồng.
Nhưng đằng sau cú tàn sát lẫn nhau giữa các nhóm lợi ích, nền kinh tế và các doanh nghiệp cùng tầng lớp bình dân cũng đương nhiên phải chịu vạ lây. Tín dụng bị siết chặt cùng lãi suất treo cao đến trên 20% – một tỷ lệ gần như không tưởng đối với thế giới tài chính phương Tây, đã nhanh chóng làm kiệt quệ sức kháng cự cuối cùng của nhiều doanh nghiệp ngành nông nghiệp, thủy sản, sản xuất hàng xuất khẩu và công nghiệp hỗ trợ. Ngay cả những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng, bán lẻ cũng lâm trọng bệnh.
Trong khi đó, nhóm lợi ích hưởng cơ chế độc quyền và đặc quyền từ nhà nước như xăng dầu và điện lại đổ thêm dầu vào lửa. Giá xăng dần trong nước tăng liên tục dù chẳng có tín hiệu nào về xu hướng tăng của giá dầu thế giới. Xăng tăng lại dẫn đến điện, như một cuộc đua mô tô siêu sang thể thức 1, chỉ nhằm thanh toán hết số lỗ ít nhất trên ba chục ngàn tỷ đồng của những doanh nghiệp này, phát sinh từ công cuộc đầu tư trái ngành trước đây, lên đầu người dân đóng thuế.
Sau một thời gian giằng co giữa dư luận phản biện và nhóm lợi ích bao cấp, phần thắng đã gần như thuộc về Chính phủ. Từ cuối năm 2011, giá điện đã bắt đầu lên tiếng, bất chấp tiếng kêu gào phản đối của dân chúng. Trong bối cảnh Nguyễn Tấn Dũng và các quan chức chính phủ hoàn toàn làm ngơ với thái độ không thể nói là không có ẩn ý, cái được gọi là "lộ trình tăng giá điện" đã tiếp diễn không ngừng nghỉ. Một cuộc vận động hành lang và cả hoạt động PR chính sách đã dẫn đến việc chính Bộ Tài chính và cá nhân Bộ trưởng Vương Đình Huệ, người trước đây vẫn được xem là có chút uy tín còn lại trong  hàng ngũ bộ trưởng đương thời, đã thỏa hiệp với đề nghị của Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam về cơ chế Chính phủ chỉ quy định khung giá bán điện, còn diễn biến trong khung giá đó như thế nào sẽ thuộc về quyền hạn của doanh nghiệp. Như những gợi ý gần đây nhất của Bộ Công thương, giá điện phải có xu hướng theo sát giá thị trường.  
Quốc hội sẽ giải quyết vấn đề bức xúc nào trước? Và liệu có thể giải quyết được hay không? E rằng triển vọng như thế lại phụ thuộc quá nhiều vào Nguyễn  Sinh Hùng – một nhân vật vốn là cấp phó của Nguyễn Tấn Dũng được đưa sang vị trí "án ngữ" đối với tiếng nói của những người đại diện cho cử tri cả nước.
Những đại biểu còn lại của dân tộc cũng vì thế mà tự mang hình ảnh của kẻ ngu ngơ giữa khu rừng ma quái.
Thảm họa đang tới!
Hiện thực khó khăn duy nhất đối với chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng không phải là vấn đề tăng giá xăng dầu và điện – hai chủ đề đã được "đi đêm" gần như trọn vẹn và bảo đảm bù lỗ cho các doanh nghiệp độc quyền làm ăn thua lỗ. Mà trên hết và bộc lộ tính hậu quả rõ nhất là tình trạng hoàn toàn bất cân xứng giữa một núi tiền nằm kẹt trong ngân hàng và nền kinh tế vẫn ngắc ngoải trong cơn khát vốn.
Như giới chuyên gia suy luận, nếu tiền từ ngân hàng không được giải phóng thì các doanh nghiệp sẽ không thể sản xuất, sức cầu suy giảm mạnh sẽ dẫn đến hàng tồn kho tiếp tục tồn ứ và gây ra phá sản diện rộng cho doanh nghiệp, đồng thời làm tăng vọt nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Đến khi đó, nền kinh tế sẽ rơi vào thiểu phát và người ta chỉ còn việc ngồi nhìn xem ai là kẻ chết trước và ai là kẻ tiếp nối thân phận đen đủi như thế.
Hai lần giảm lãi suất huy động vào các tháng 3 và 4 năm 2012, cộng với con bài tẩy về áp trần lãi suất cho vay ở mức 15% đã được Ngân hàng Nhà nước tung ra vào đầu tháng 5 năm nay, nhưng mọi chuyện vẫn không suy xuyển. Song điều đáng nói là trong khi nền kinh tế vẫn ngày càng kiệt sức hơn thì bản thân thị trường bất động sản cũng gần như phủ nhận sức mua. Bất động sản lại là khu vực mà không chỉ khối doanh nghiệp nhà đất, cả nhiều ngân hàng cũng đang dính sâu đậm vào tình thế kẹt hàng.
Tại một số ngân hàng lớn như Agribank, Eximbank, Vietcombank, BIDV, ACB, Sacombank, Vietinbank…, tài sản bất động sản đã được gán nợ và siết nợ là một giá trị khồng lồ, cũng như nợ xấu bất động sản phát sinh vào cuối quý 1/2012 đã khiến cho các ngân hàng này chóng mặt. Nếu không tìm cách tiêu thụ số hàng tồn kho thì nhiều khả năng đến giữa hoặc cuối năm 2013, bản thân các ngân hàng cũng sẽ rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính mà có thể dẫn đến phá sản như doanh nghiệp bất động sản trước đó.
Đó cũng là lý do mà không cần phải chờ đến các "nghị gật" ở Quốc hội chấp thuận, tự thân nhóm lợi ích ngân hàng đang và sẽ phải làm mọi cách để kích cầu. Nhưng không phải kích cầu cho nền kinh tế vì điều đó chẳng đem lại lợi lộc gì cho họ, mà là kích thích sức mua tối đa từ khu vực người tiêu dùng. Một cú giảm mạnh lãi suất huy động và lãi suất cho vay cũng có thể sẽ diễn ra trong không bao lâu nữa, điều mà sẽ làm kinh ngạc giới phân tích kinh tế thế giới về thái độ nới lỏng tín dụng nhằm "giải cứu doanh nghiệp" của Nhà nước Việt Nam.
Đến thời điểm này, cùng với nhiều dấu hiệu ngày càng bất ổn trong hệ thống kinh tế – tài chính ở Tây Âu và cả ở Mỹ, những tiền đề cho một "cơn bão toàn diện" – hình ảnh mà "chuyên gia tận thế" Nouriel Roubini vẫn nhắc đi nhắc lại, đang dần hình thành trên bờ Địa Trung Hải. Không thể khác hơn, toàn bộ nền kinh tế Việt Nam cũng đang dấn thân vào một thảm họa lớn nhất kể từ cơn chấn động giá – lương – tiền vào năm 1985.
Nhưng lần này, rất nhiều khả năng thảm họa kinh tế sẽ dẫn đến thảm họa chính trị đối với chế độ cầm quyền.
© 2012 TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC


Vinashin, Vinalines chứng tỏ tham nhũng nghiêm trọng hơn thời PMU18
(Dân trí) - "Nhùng nhằng giữa quản lý nhà nước với sản xuất kinh doanh dẫn đến thất thoát, sai phạm tại các tập đoàn. Vì vậy mới có chuyện mua tàu, mua ụ nổi cả nghìn tỷ đồng mà không thể quy trách nhiệm cho ai" - Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý phân tích.
 >>  Cục Đăng kiểm không có trách nhiệm vụ Vinalines mua ụ nổi No.83M?
 >> Vinalines đã ném tiền ra biển như thế nào?
 >> Bỏ hàng nghìn tỷ mua tàu "quá đát"
Nội dung thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại tổ hôm nay (24/5) ghi nhận nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội phân tích, mổ xẻ thẳng thắn về chuyện quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước.
Không "mổ xẻ" trách nhiệm, sẽ còn nhiều Vinalines
Đại biểu Nguyễn Xuân Trường (Hải Phòng) đi thẳng vào câu chuyện thời sự - những sai phạm vỡ lở ở TCty Hàng hải Việt Nam Vinalines vừa qua, dẫn tới việc nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp, cơ quan quản lý dính vòng lao lý. 
"Vinashin đổ bể, Chính phủ đi đến giải pháp tái cơ cấu tập đoàn bằng cách "chuyển đỡ" nhiều khó khăn sang Vinalines với kỳ vọng Vinalines sẽ làm thay da đổi thịt cho tập đoàn này nhưng hậu quả như đến giờ chúng ta thấy, còn nghiêm trọng hơn" - ông Trường đặt câu hỏi về khoản tiền hàng chục nghìn tỷ đồng tiêu tán ở mỗi doanh nghiệp này.
Đại biểu cũng lo ngại, hiện tượng những Vinashin, Vinalines là dấu hiệu của tham nhũng, lãng phí với mức độ nghiêm trọng hơn so với vụ PMU18 trước đây.
Chủ nhiệm UB Pháp luật: "Sai phạm vỡ lỡ, chỉ "tóm" được người đi mua tàu".
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý phân tích, mấu chốt vấn đề cảu Vinashin, Vinalines đã đặt ra từ nhiều năm trước. Từ năm 2006 đến 2010 Quốc hội đã không dưới 1 lần đưa ra bàn về vấn đề mô hình tập đoàn kinh tế. Ban đầu, chủ trương chỉ là thí điểm nhưng chưa tổng kết, đánh giá thì đồng loạt các tập đoàn kinh tế đã thành lập từ các TCty 90, 91. Hệ quả của việc hoạt động tràn lan, không quản lý được là những sự việc sai phạm liên tục bị phát hiện, lặp đi lặp lại ở nhiều đơn vị như hiện nay.
"Vì không thực hiện triệt để nguyên tắc tách bạch quản lý nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh, sự nhùng nhằng còn kéo dài, thất thoát, sai phạm còn nhiều. Vì vậy mới có chuyện mua tàu, mua ụ nổi giá trị hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng, đến lúc truy trách nhiệm thì ai cũng chối không phải do mình quyết định. May ra chỉ "tóm" được mấy ông trực tiếp đi mua" - ông Lý cảnh báo, nếu không mổ xẻ rõ nguyên nhân, trách nhiệm, sẽ không thể khắc phục được tình trạng này và sẽ còn có thêm nhiều Vinashin, Vinalines nữa đi theo vết xe đổ.
Đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM) yêu cầu làm rõ việc phân bố ngân sách cho các tập đoàn, TCTy nhà nước. Ông Lịch cũng bức xúc về việc đầu tư ngoài ngành không hiệu quả của các DNNN này đã đề cập nhiều vẫn không được giải trình.
Đại biểu công kích: "Các DNNN với nguồn vốn chủ sở hữu đến 30-40 tỷ USD của nhà nước, không bị lấy thuế, nhưng vẫn kém hiệu quả. Tôi cho rằng, trong những lần đề nghị  Quốc hội phân bổ ngân sách tới đây phải giải trình về nguồn tiền này". 
Đại biểu Võ Thị Dung yêu cầu Chính phủ phải giải trình về việc sử dụng nguồn vốn ở các tập đoàn này,  làm rõ những lãng phí, thất thoát ở đây do việc đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả. Làm sao để việc sử dụng ngân sách, tiền thuế của người dân phải hiệu quả hơn.
Đại biểu Trương Thị Ánh cho rằng, việc giám sát tài chính khối DNNN này thuộc trách nhiệm Bộ Tài chính.
Nền kinh tế đang "khát vốn nhưng thiếu máu" 
Phân tích các nội dung khác về tình hình kinh tế xã hội hiện nay, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng cần đánh giá việc lạm phát liên tục được kéo xuống là tín hiệu tốt hay không. Ông Lịch nhận định, dấu hiệu này đáng lo hơn đáng mừng vì nó thể hiện sức mua giảm quá mạnh. Đại biểu đặt câu hỏi, phải chăng giải pháp thắt chặt đầu tư công và thắt chặt tiền tệ khiến nền kinh tế "thiếu máu", dẫn tới sức mua giảm quá mạnh, DN gặp nhiều khó khăn. Sức mua giảm khiến nhập khẩu giảm. Như vậy, theo ông Lịch, việc giảm nhập siêu là do ngừng nhập chứ không phải là do các giải pháp điều hành. Chắc chắn khi kinh tế phục hồi tìh nhập siêu lại tăng. Điều đó cho thấy các giải pháp áp dụng hiện nay chưa căn cơ.
Đại biểu Trần Du Lịch: "Đã đến lúc nới lỏng chính sách tiền tệ" (ảnh: VNN).
"Năm 2012, dấu hiệu suy giảm kinh tế đã rất rõ, rất đáng lo ngại. Với tình hình sức mua giảm hiện nay, CPI cả năm chắc chắn dưới 10%. Lúc này đã hoàn toàn đủ điều kiện để Chính phủ có thể nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm giải bài toán tăng trưởng. Từ nay đến cuối năm, chắc chắn khó đạt mục tiêu tăng GDP 6-6,5%%, nhưng vẫn có thể đạt mức 5,5-6% nếu nỗ lực thật nhiều" - vị chuyên gia kinh tế có tiếng nhấn mạnh. 
Nhận định nền kinh tế hiện nay đang "khát vốn nhưng thiếu máu", ông Lịch cho rằng Chính phủ cần tăng tín dụng, chấp nhận nợ xấu, "vì nếu ngân hàng thủ thế quá kỹ sẽ càng đẩy DN vào tình trạng khó khăn, đến lúc đó nợ xấu vẫn không giải quyết được mà DN phá sản càng nhiều".
Đồng quan điểm này, đại biểu Lê Thanh Vân (UB Tài chính ngân sách) lật lại vấn đề, năm 2009, khi kinh tế khó khăn, suy thoái, Chính phủ đề xuất 2 gói kích cầu, tung ra thị trường tổng cộng gần 1 triệu tỷ đồng. Nhưng do năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu, dẫn đến hệ quả lạm phát tăng cao, kéo dài sang năm 2011, 2012. 
Chính phủ hiện lại thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khóa theo Nghị quyết 11 để kìm lạm phát khiến dòng vốn chảy vào khu vực sản xuất tắc nghẽn, khó khăn cho DN. Việc xây dựng nhiệm vụ chi của các cơ quan TƯ chậm chễ càng làm tiền không kịp thời rót vào lưu thông. Bức tranh kinh tế 4 tháng đầu năm vì vậy nhuốm màu ảm đạm.
Con số tăng trưởng 4% 4 tháng đầu năm theo ông Vân cũng "đáng ngờ" vì mâu thuẫn với chỉ số tăng trưởng tín dụng âm (đáng ra 2 chỉ số này luôn phải tỷ lệ thuận với nhau). 
"Chính sách tiền tệ thắt chặt cũng cần phân tích một cách nghiêm cẩn. Nếu tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11, e rằng khó khăn của DN và cả nền kinh tế sẽ tiếp tục "tắc" hướng giải quyết". 
P.Thảo

'Vinalines như chuyện đùa'


 - Vinalines nối tiếp Vinashin... Từ bài học về thất thoát ngân sách cho dự án của các tập đoàn, ĐBQH yêu cầu Bộ trưởng Đinh La Thăng giải trình trách nhiệm khi bổ nhiệm Cục trưởng Cục Hàng hải.
Vụ Vinalines nóng cả ở phiên thảo luận tổ chiều 24/5 về đề án tái cơ cấu kinh tế lẫn bên hành lang Quốc hội, đặt ra nhiều vấn đề gấp rút trong điều chỉnh cơ chế chính sách với DNNN.
ĐB Trần Du Lịch: Bộ trưởng Thăng phải giải trình việc bổ nhiệm
Tôi biết rằng trong quá trình thanh tra một tổ chức kinh tế, trước khi có kết luận chính thức và ý kiến của Thủ tướng thì Thanh tra lập dự thảo và trao đổi với DN nhiều lần, vì thế DN có thể biết vấn đề ngay trong quá trình thanh tra. Cơ quan quản lý nhà nước không thể không biết. Bởi kết luận cuối cùng của Thanh tra bao giờ cũng được trao đổi trước với người lãnh đạo. Và cho anh giải trình. Tới khi anh giải trình không được và không thuận, thì Thanh tra mới kết luận. 



  Đại biểu Trần Du Lịch
Do đó không thể nói đã bổ nhiệm trước khi Thanh tra kết luận. Đó là sự chống chế không thuyết phục. Tôi cho rằng Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng phải giải trình trách nhiệm việc bổ nhiệm Cục trưởng Dương Chí Dũng. Tôi tin rằng nhiều đại biểu sẽ chất vấn về việc đó.
Từ vụ việc Vinashin, tôi thấy nhân dân bức xúc về cách sử dụng vốn và tài sản nhà nước. Để giải quyết căn cơ, phải sớm có một đạo luật, trong đạo luật này phải giao Quốc hội thẩm quyền giám sát, đặc biệt là giám sát các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. 
Còn biện pháp trước mắt tôi cũng đề nghị nhiều lần, đó là lựa chọn trước các tập đoàn, tổng công ty lớn, Chính phủ với tư cách đại diện chủ sở hữu cao nhất yêu cầu các tổ chức kinh tế này phải công khai, minh bạch các hoạt động giống như các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.  
ĐB Trương Trọng Nghĩa: Tham nhũng liên kết lợi ích nhóm
Vụ việc Vinalines xảy ra nằm trong chuỗi đầu tư công dàn trải, lãng phí, thất thoát. Vụ việc cho thấy mức độ nghiêm trọng, sự trắng trợn của những người tham nhũng, đó là những người được giao phó trọng trách sử dụng đồng vốn Nhà nước từ tiền đóng thuế của dân. 



Đại biểu Trương Trọng Nghĩa
Từ vụ việc này cho thấy nổi lên vấn đề về công tác quản lý, thanh kiểm tra, giám sát khi một sự kiện nghiêm trọng như thế, đụng đến hàng tỷ đôla lại được đem ra sử dụng hời hợt mà không ai phát hiện ra; không ai ngăn chặn được. Khi thất thoát diễn ra mới phát hiện, thậm chí đối tượng cần bắt lại bỏ trốn. Nghiêm trọng hơn là một số người trong nhóm để xảy ra sai phạm đó lại được đề bạt bổ nhiệm quản lý nhà nước ở cấp cao hơn.
Vì sao chúng ta có đủ bộ máy ban, ngành các cấp mà không thể ngăn chặn được sự thất thoát tài sản, tham nhũng, vi phạm lớn đến thế? Trong vụ việc này, trách nhiệm thuộc về ai?  

Quan sát nền kinh tế 10 năm qua có thể thấy đã phát sinh những nhân tố góp phần tạo ra những khó khăn hiện nay, nổi bật là tham nhũng và lợi ích nhóm. 

Tham nhũng với lợi ích nhóm đang liên kết nhau. Đây là sự liên kết nguy hiểm vì đôi khi tham nhũng nấp ở dưới những lợi ích mà xem ra không sai trái gì cả. Ví dụ người ta có thể đề xuất phải có rất nhiều cảng, sân bay ở cả nước. Địa phương nào cũng muốn có cảng, có sân bay để phát triển. Nhưng những đề xuất ấy khi được thông qua lại động đến nguồn lực, tài sản và đầu tư không đến nơi đến chốn do những mục tiêu không rõ ràng, dẫn đến dàn trải, lãng phí, thất thoát. Chính sự tham nhũng, dàn trải, lãng phí là một trong những nguyên nhân tạo ra tình trạng lạm phát, chứ không chỉ có nguyên nhân khách quan của tình hình kinh tế. 
ĐB, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh: Vinalines như 'chuyện đùa'
Vừa rồi đi tiếp xúc cử tri kêu lắm, mỗi chuyện tàu thủy (Vinalines) thấy lỗ, chìm dưới biển không biết bao nhiêu tiền. Một đất nước biển nhiều, cá nhiều đương nhiên cần ngành sửa chữa tàu, đóng tàu nhưng muốn vươn tới nhất nhì thế giới làm sao nhanh được, thực tế cho tới giờ cũng  chủ yếu gia công, sơn sửa.  



Đại biểu Nguyễn Bá Thanh
Vinalines thua lỗ, Chủ tịch bỏ chạy, công an không bắt không được. Nói ra cứ như chuyện đùa, cử tri bức xúc hỏi mà không biết trả lời thế nào, mặt cứ trơ ra. Trong khi 70.000 hộ gia đình chính sách, hỗ trợ chẳng được bao nhiêu tiền mà cứ đưa lên đưa xuống, chưa quyết được. Đằng này, hàng nghỉn tỉ đồng tiền đổ sông, đổ biển sót hết cả ruột. Sự việc trên cho thấy cách điều hành quá lỏng lẻo. Chúng ta quản lý con người, tập đoàn, kiểu gì? 
Trước khi có kết luận, thanh tra phải đi lại 5 đến 10 lượt mới, yếu kém như thế nào thì lãnh đạo thừa biết rồi nhưng bất chấp đề bạt, phản cảm ghê gớm, như vậy thì giải thích kiểu gì. 
Hơn nữa, khi phát hiện có dấu hiệu sai phạm, mà không giám sát, để bỏ chạy, dân họ không tin.
Quản lý lỏng lẻo khiến bên dưới muốn mua tàu cũ thì mua, muốn bán mỏ than thì bán, tùy tiện. Phải siết lại kỷ cương, trật tự, ít nhất thành lập cơ quan quản lý nhà nước quản lý hết các Tập đoàn, nhân sự, vốn liếng… 
Vinalines ốm yếu rồi còn gánh thêm Vinashin nữa, sụp đổ là đương nhiên. Rõ ràng Vinalines mua tàu gì, dự án gì cũng phải thông qua Bộ, các cơ quan phê duyệt trách nhiệm như nào?
Linh Thư (ghi) - Ảnh: Lê Anh Dũng - Bình Minh

7 phát ngôn ấn tượng nhất về bê bối tại Vinalines

Thứ năm 24/05/2012 15:18
(GDVN) – Chiều 17/5, cơ quan công an đã ra quyết định khởi tố bị can Dương Chí Dũng – Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam. Tuy nhiên, ông Dũng đã bỏ trốn.
Ngay sau đó, hàng loạt những sai phạm của vị Cục trưởng này cũng như tại Vinalines được công bố rộng rãi trước công luận khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng. Trao đổi với báo chí, các chuyên gia kinh tế, quan chức đã có những phân tích xác đáng về sự việc này.

Giáo dục Việt Nam xin điểm lại những phát ngôn ấn tượng nhất về 
bê bối tại Vinalines trong gần 1 tuần qua.

Vụ phó Vận tải - Bộ GTVT, nguyên Tổng GĐ Vinalines Mai Văn Phúc: "Chả dại làm sai để ông Dương Chí Dũng tiêu diệt" 


Trước khi bị bắt vài tiếng đồng hồ, Vụ phó Vận tải - Bộ GTVT, nguyên Tổng GĐ Vinalines Mai Văn Phúc đã trả lời Tiền Phong về một số thông tin liên quan tới một thời điểm cụ thể (2007-2008) của Tổng Cty Hàng hải VN.
 


Vụ phó Vận tải - Bộ GTVT, nguyên Tổng GĐ Vinalines Mai Văn Phúc
Nói về chuyện đầu tư tàu cũ, phải treo cờ nước ngoài để hoạt động, ông Phúc cho biết: "Mua tàu cũ không phải là thời của tôi. Thời của tôi đầu tư hoàn toàn tàu trong phạm vi khuôn khổ của Bộ GTVT quy định, dưới 15 tuổi hết, không có cái nào là trên cả. Tất cả quy trình, thủ tục đầu tư phải có ý kiến từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới. Bộ cho phép mới được. Mà ngày đó làm rất cẩn trọng. Và chả dại gì làm sai để trước hết ông Dương Chí Dũng (nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines) soi, ông ấy tiêu diệt mình trước. Mình phải giữ mình ghê gớm.
Giai đoạn của tôi, 2 ông không hợp nhau (ý nói ông Phúc và ông Dũng - PV), nên ông nào cũng phải làm chuẩn, nên không ông nào phá ngang được. Còn sau giai đoạn tôi, anh Dũng làm thế nào tôi không biết".

ÔNG DƯƠNG CHÍ DŨNG ĐÃ ĐI ĐÂU, LÀM GÌ TRƯỚC KHI BỎ TRỐN
SỰ NGHIỆP CỤC TRƯỞNG HÀNG HẢI BỊ BẮT QUA ẢNH
CẬN CẢNH ĐỐNG SẮT TRỊ GIÁ 26 TRIỆU USD CỦA VINALINES
 
"Sẽ phối hợp với Interpol để truy nã quốc tế ông Dương Chí Dũng"

Sáng ngày 22/5, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) đã tổ chức buổi họp báo về vụ việc xảy ra tại Vinalines.
 

Tại buổi họp báo, nói về quyết định truy nã ông Dương Chí Dũng, Đại tá Trần Duy Thanh - Cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng cho biết: "Chiều 17/5, sau khi ra quyết định khởi tố mà không có mặt anh Dũng ở nơi cư trú và nơi làm việc, chúng tôi xác định bị can đã bỏ trốn và ra quyết định truy nã. Nếu bị can trốn ra nước ngoài, chúng tôi sẽ phối hợp với Interpol để ra lệnh truy nã quốc tế".
 

Quyết định truy nã bị can Dương Chí Dũng

Thông báo này là một sự tuyên bố chính thức về những sai phạm tại Vinalines cũng như bản thân ông Nguyễn Chí Dũng.  

TS.Lê Đăng Doanh: Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam đang lẩn trốn như một tên tội phạm chuyên nghiệp
 

Trao đổi với Giáo dục Việt Nam về những sai phạm ở Vinalines, TS Lê Đăng Doanh nói: "Vụ Vinalines được Thanh tra Chính phủ kết luận và đưa ra công luận là một tiếng chuông báo động nữa cho tình hình quản trị doanh nghiệp có nhiều lỗ hổng và các yếu kém ở các Tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước.
 

Những sai phạm của Vinalines diễn ra trong một thời gian dài. Cũng cần phải đặt ra câu hỏi đối với cơ quan quản lý là Bộ GTVT là tại sao Bộ quản lý mà để sai phạm kéo dài như vậy và kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ Chủ tịch HĐTV và Tổng giám đốc chứ có phải một nhiệm kỳ đâu?
 

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh
Vì vậy cần phải xem xét trách nhiệm của các cơ quan quản lý liên quan trong vụ Vinalines. Các cơ quan có liên quan ở đây là Bộ GTVT, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về chủ sở hữu, về việc bổ nhiệm nhân sự. Tại sao ông Dương Chí Dũng có sai phạm và đang trong quá trình thanh tra như vậy lại được bổ nhiệm vào một vị trí quan trọng như vậy?

Một vấn đề nữa là tại sao ông Dương Chí Dũng biết trước để mà trốn trong khi những ngày trước đó còn đi làm việc bình thường. Đó là việc hết sức không bình thường. Phải chăng có lỗ hổng ở đâu đó? Hành vi của ông ấy (ông Dương Chí Dũng – PV) hoàn toàn là hành vi của một tên tội phạm nguy hiểm chứ một người cán bộ bình thường khi có sai phạm thì nghiêm chỉnh chịu trách nhiệm trước nhân dân? Vụ này phải xem xét trách nhiệm như thế nào vì tiền không thất thoát đi đâu cả mà nó vào túi của một số người nào đó".
 

Xem thêm: Cận cảnh ụ sắt hơn 26 triệu USD của Vinalines đắp chiếu tại cảng
 

Theo ông Lê Đăng Doanh, Bộ Công an đã ra lệnh bắt và truy nã ông Dương Chí Dũng là điều hết sức cần thiết và phải làm để chứng tỏ sự nghiêm minh của pháp luật.
 

ÔNG DƯƠNG CHÍ DŨNG ĐÃ ĐI ĐÂU, LÀM GÌ TRƯỚC KHI BỎ TRỐN
SỰ NGHIỆP CỤC TRƯỞNG HÀNG HẢI BỊ BẮT QUA ẢNH
CẬN CẢNH ĐỐNG SẮT TRỊ GIÁ 26 TRIỆU USD CỦA VINALINES
 

Ông Cao Sỹ Kiêm: Cần làm rõ "nghi án" bao che ông Dương Chí Dũng
 

Trao đổi với báo Dân Trí bên lề phiên họp Quốc hội, TS. Cao Sỹ Kiêm cho rằng: "Việc đề bạt ông Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ GTVT có lý giải là không nắm được việc ông Dũng có sai phạm. Nhưng tôi cũng đặt vấn đề, tại sao không nắm được mà Bộ vẫn cứ đề bạt. Trong khi đó, ông Dũng rõ ràng đang nguy ngập rồi. Việc này là biểu hiện của trình độ quản lý, năng lực quản lý, trách nhiệm quản lý chưa tốt.
 

Ông Cao Sỹ Kiêm trả lời PV bên lề phiên họp Quốc hội
Rõ ràng khâu quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát cán bộ không kỹ. Cũng cần tính hướng làm rõ vấn đề có lợi ích chi phối gì trong chuyện này không, có việc bao che, bảo vệ cho ông Dũng không? Cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ điều tra, kết luận nội dung này. Nhưng rõ ràng ở đây, để một cán bộ cấp dưới có nhiều sai phạm, chứng tỏ công tác quản lý lỏng lẻo, không sát, không sâu".

Nguyên nhân thua lỗ là không có sự điều chuyển nhân sự xuất sắc
 

Nói về những nguyên nhân dẫn đến thua lỗ của Vinalines, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển trả lời trên Giáo dục Việt Nam: "Quan sát chung các công ty, tập đoàn nhà nước bị thua lỗ thì có điểm rất đáng lưu ý. Theo tôi thì nguyên nhân chính là tốc độ phát triển nhanh quá nhưng cách thức để phát triển thì chúng ta lại không có sự kết nối của các nguồn lực khác nhau để làm mà chúng ta chỉ sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp nhà nước". 


Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển
Theo ông Hiển, chính tốc độ phát triển nhanh, chúng ta không có các kịch bản cho sự rủi ro. Chúng ta thường lấy lý do là do khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng bản thân khi quy mô nhỏ thì bài toán gặp sự cố rủi ro không quan trọng. Nhưng quy mô lớn thì bài toán gặp rủi ro lại rất quan trọng nhất là ở mức độ tập đoàn. Rõ ràng những chuyện như vậy làm cho chúng ta gặp thất bại.

Và khi doanh nghiệp gặp rủi ro thì chúng ta thường thay đổi nhân sự bằng việc đưa nhân sự từ những cơ quan trong ngành hoặc từ bên cơ quan chủ quản chuyển sang hoặc từ dưới cấp dưới đi lên. Chúng ta không có chuyện chuyển những người có thành tích xuất sắc từ nơi khác về.
 

"Bổ nhiệm ông Dũng làm Cục trưởng Cục hàng hải là "chạy làng" 


Trả lời trên VnExpress.net, ông Lê Văn Cuông, cựu đại biểu Quốc hội cho rằng, ông Dương Chí Dũng là lãnh đạo chủ chốt của Vinalines, đơn vị đang trong quá trình thanh tra, chưa có kết luận mà đã bổ nhiệm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam là có dấu hiệu vi phạm.
 

Theo ông Cuông, việc bổ nhiệm ông Dũng là không bình thường, có dấu hiệu vi phạm các quy định về công tác cán bộ.
 

Ông Lê Văn Cuông, đại biểu Quốc hội khóa XII.
"Vụ việc này đã gây dư luận không tốt, làm mất uy tín của Bộ Giao thông Vận tải, gây ảnh hưởng lớn khi chúng ta đang triển khai Nghị quyết trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay.

Thời điểm ông Dũng được bổ nhiệm (tháng 2), Vinalines đang bị Thanh tra Chính phủ thanh tra và sau này kết luận sai phạm khi mua ụ nổi chất lượng kém, quá quy định niên hạn, sửa chữa tốn kém... Không hiểu lý do gì ông Dương Chí Dũng, người có trách nhiệm chính của vụ thanh tra chưa được làm rõ, lại được bổ nhiệm làm Cục trưởng Hàng hải", ông Cuông bày tỏ quan điểm.
 

Xem thêm: Sự nghiệp của ông Dương Chí Dũng qua ảnh
 

Cựu đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông cũng khẳng định rằng, ông Dương Chí Dũng là lãnh đạo chủ chốt của Vinalines thì không được điều động đi khi đang trong quá trình thanh tra. Khi chưa có kết luận mà đã bổ nhiệm, thuyên chuyển vị trí thì là "chạy làng".
 

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ: "Tất cả những kẻ tham nhũng, ăn bám phải được xem xét" 


Trao đổi với Giáo dục Việt Nam về các vấn đề xung quanh các sai phạm tại Vinalines, ông Vũ Quốc Hùng - Nguyên Phó Chủ nhiệm UB kiểm tra Trung ương đau xót khi nghe thông tin ông Dương Chí Dũng bị truy nã: "Đây lại là một tin rất đau xót nữa vì thiệt hại quá lớn, người đứng đầu của một cơ quan nhà nước, một Đảng viên, một người trong Đảng ủy khối các doanh nghiệp Trung ương lại vi phạm nghiêm trọng đến mức độ phải xử lý về mặt hình sự.
 

Ông Vũ Quốc Hùng - Nguyên Phó chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương
Việc để sự việc xảy ra quá lâu rồi là việc rất đáng suy nghĩ. Tôi biết là trước khi bị khởi tố, anh Dũng đã rời khỏi Vinalines để chuyển sang Cục Hàng hải Việt Nam với lý do kinh doanh không có hiệu quả và bị thua lỗ gây tổn thất cho công ty.

Xem thêm: Ông Dương Chí Dũng đã làm gì, đi đâu trước khi bỏ trốn
 

Đó cũng là một điều rất buồn, rất đáng tiếc về sự yếu kém của công tác cán bộ, việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát của các cơ quan nhà nước đối với các tổng công ty nhà nước. Tôi còn nhớ khi đề bạt anh này thì đã có dư luận không đồng tình. Anh này không cân xứng với vị trí đó. 


Tất cả những kẻ tham những, ăn bám phải được xem xét tùy theo lỗi và tội theo quy định của pháp luật".
 

______________

Thưởng lãm cục sắt ở ĐÂY 
Thêm Tin sốt dẻo vừa thổi vừa ói:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét