Tác giả: Đinh vít Boxun
Người dịch: Quốc Thanh
30-3-2012
Mâu thuẫn trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc xưa nay không phải là đấu tranh đường lối gì, mà trước sau đều là đấu tranh quyền thế của hệ thống bang phái, cái gọi là đấu tranh đường lối chẳng qua chỉ là cao chiêu. Đảng cộng sản Trung Quốc là sản phẩm được sinh ra từ Quốc tế III do Liên Xô đứng đầu vào cuối thế kỷ 19①, loạn thế anh hùng xuất tứ phương, tuy bầu không khí quốc tế khi ấy đã tạo ra Đảng cộng sản Trung Quốc , nhưng nền tảng của Đảng cộng sản Trung Quốc là thể hỗn hợp giữa nông dân với giai cấp tiểu tư sản, điều này đã ấn định ngay từ ngày thành lập, nó là tập đoàn lợi ích được hợp thành từ những nhà có dã tâm chính trị, chính quyền do nó lập ra hoàn toàn đồng tính chất với Thái bình Thiên quốc của Hồng Tú Toàn, Đại thuận Vương triều của Lý Tự Thành.
Một tập đoàn lợi ích khi giành xong chính quyền, nội bộ đương nhiên sẽ nảy sinh đấu tranh quyền thế, trong quá trình đoạt thiên hạ, sự đồng cam cộng khổ chung hoạn nạn là xuất phát từ lợi ích chung, đợi đến khi thành lập chính quyền phân chia lợi ích, mọi mâu thuẫn sẽ được phơi bày ra hết. Nguyên nhân để một đám thổ phỉ xâu xé nội bộ tuy phần nhiều là do phân chia chiến lợi phẩm không đều, nhưng chủ yếu hơn vẫn là mâu thuẫn tranh nắm quyền, cái gọi là một núi không có hai hổ, một máng không thể buộc được hai con lừa, chính là tính chất chung của mọi chính quyền chuyên chế, bao gồm hoàng triều phong kiến…Khởi nghĩa nông dân qua các triều đại của Trung Quốc đều lấy khẩu hiệu quân bình giàu nghèo, đánh đổ vua xong rồi mình lại làm vua, Đảng cộng sản Trung Quốc cũng mượn cái tư tưởng bình đẳng nguyên thủy này, chỉ có khác là chụp cho nó cái danh nghĩa sáng láng hơn – chủ nghĩa cộng sản, cho nên, xét về tính chất chung của sự chuyên chế, thì vua với Đảng cộng sản Trung Quốc chỉ khác nhau về tên gọi.
Cuộc "đấu tranh đường lối" sớm nhất trong nội bộ các tập đoàn lợi ích của Đảng cộng sản Trung Quốc được bắt đầu từ cái gọi là Trôtkit (Trotskyist) của Quốc tế III mà Trần Độc Tú là đại diện. Về sau lại tuyệt đối phục tùng cái gọi là đường lối Cù Thu Bạch, đường lối Lý Lập Tam, đường lối Vương Minh do Quốc tế III chỉ đạo, nhưng khi những đường lối này bế tắc, Quốc tế cộng sản liền đùn đẩy trách nhiệm về sự thất bại cho những người chấp hành đường lối, đùn đẩy lên đầu gián điệp nội gián. Hơn nữa, cái quái thai Đảng cộng sản Trung Quốc của Quốc tế III này từ khi ra đời đã là chiếc máy xay thịt quay điên cuồng, bởi tổ sư phụ Liên Xô của nó chính là chiếc máy xay thịt. Trải qua bao cuộc cắn xé đẫm máu về "đấu tranh đường lối", các đại diện của Quốc tế III đều trở thành bại tướng dưới bàn tay của Mao Trạch Đông, cuối cùng là Mao Trạch Đông đã chiến thắng. Mao Trạch Đông vì muốn là gian hùng một thuở đã khéo léo lợi dụng chính sách quét sạch phản động (nguyên văn: túc phản chính sách) để đánh lại những người bất đồng chính kiến, lôi kéo phe này đánh lại phe kia, trong cuộc "Vạn lý Trường chinh" đã lôi kéo Chu Ân Lai, Trương Văn Thiên đánh lại Bác Cổ và Lý Đức, rồi cuối cùng đoạt được quyền lực tối cao của Đảng cộng sản Trung Quốc
Sở dĩ Mao có thể ở vị trí bất khả chiến bại của chiếc cái máy xay thịt này chính là do ông ta đã ngốn hết Nho gia kinh điển, am hiểu quyền thuật trong văn hóa Trung Quốc, "đã kết hợp chủ nghĩa Mac với thực tiễn xã hội Trung Quốc, phát triển chủ nghĩa Mac một cách sáng tạo, xin nói cho rõ hơn, chính là đã kết hợp chủ nghĩa Mac với Nho thuật Trung Quốc, phát triển "Tư trị thông giám"[i] một cách sáng tạo. Cho nên, hậu sinh khả úy, chính quyền của Mao từ ngày thành lập đến nay, cũng luôn ở vào thế "đấu tranh đường lối" không ngừng. Nếu như Mao là lãnh tụ Liên Xô, thì tin chắc Stalin không phải là đối thủ của ông ta. Cương giới cao nhất trong sự chơi quyền thuật của Mao là tiêu chuẩn phái hai mặt song trùng, vừa ăn cướp vừa la làng, ông ta luôn đề xướng "phải quang minh chính đại không được âm mưu quỷ kế", nhưng thực tế ông ta mới là kẻ trổ âm mưu quỷ kế thiện nghệ nhất.
Chẳng hạn như Hỏa phanh vương luân[ii] do ông ta chủ diễn chính là đã giết chết Viên Văn Tài, Vương Tá ở núi Tỉnh Sơn, nhưng ông ta không lộ diện, sau đó lại giả dạng từ bi nước mắt cá sấu, kết quả là Viên Văn Tài lúc lâm chung vẫn còn sai lầm cho rằng: Mao Trạch Đông mà có bụng dạ như thế thì có mà trời sập!② Tuy nhiên, sự thật là Đảng cộng sản Trung Quốc đã giết chết Viên Văn Tài, Vương Tá tuân theo nghị quyết của Đại hội 6 Đảng cộng sản Trung Quốc③, Mao Trạch Đông và Lý Lập Tam đều là ủy viên của Đại hội 6, Mao cũng là người chấp hành cụ thể. Lịch sử Đảng cộng sản Trung Quốc quy kết sự kiện này cho đường lối sai lầm của Lý Lập Tam, nói người chấp hành là chính quyền địa phương, đã làm đẹp cho Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, chứ đâu biết tất cả mọi phong trào quét sạch phản động trong lịch sử Đảng cộng sản Trung Quốc vốn là do trung ương làm, quét sạch phản động ở Tô khu[iii], tàn sát Đoàn AB và chỉnh phong Diên An… sau đó cũng đều là kết quả từ trò chơi hai mặt của Mao Trạch Đông.
Trong Đảng cộng sản Trung Quốc được chia thành mấy bang phái lớn theo khu vực: Hồng khu phái, Bạch khu phái, Tương-Ngạc bang, Xuyên bang, Tây Bắc bang. Trong quân đội, còn phân chia Đội quân dã chiến thứ tư thành các hệ thống lớn. Hồng khu phái chủ yếu chỉ "Khu xô viết trung ương" và quân đội ở các căn cứ địa tham gia Vạn lý trường chinh sau này; Bạch khu phái chủ yếu chỉ tổ chức Đảng cấp dưới trực thuộc các trung ương địa phương cục (Cục miền Bắc, Cục miền nam…)④. Tương-Ngạc bang và Xuyên bang chỉ những Đảng viên cộng sản lần lượt bạo động nổi dậy ở các vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, sau khi hội tụ về khu xô viết, do số người ở Ngạc bang và Xuyên bang tương đối ít, nên đã dựa vào Hồ Nam bang kết thành đồng minh trong đấu tranh nội bộ Đảng. Còn Tây Bắc bang và Bạch khu phái đã bị loại trừ trước tiên sau khi Mao Trạch Đông đoạt được chính quyền.
Tây Bắc bang thì chỉ Đảng cộng sản Thiểm Bắc do Lưu Chí Đan đứng đầu, có thể nói, không có Tây Bắc bang thì cũng không có Đảng cộng sản Trung Quốc ngày nay. Cuộc "Vạn lý trường chinh" của trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc với kế hoạch vốn có là thông qua Thanh Hải thẳng tới Tân Cương xong tiến vào Liên Xô, rồi lấy Liên Xô làm đại hậu phương để chờ thời phản công, do trở lực Thanh Hải, Cam Túc quá lớn nên mới ngoặt sang Hồng khu Thiểm-Cam, trung ương của Mao Trạch Đông trước khi tiến vào Thiểm-Cam lại đã đạo diễn một vở kịch chim gáy đoạt tổ chim khách, đầu tiên lợi dụng Đội quân 25 Hồng quân của Từ Hải Đông để quét sạch phản động, tóm gọn Đoàn AB của hồng quân Thiểm Bắc, rồi sau đó đích thân Mao Trạch Đông ra mặt chấn chỉnh lại, thu phục Lưu Chí Đan⑤. Khi Hồng quân trung ương dừng chân, Mao Trạch Đông đã dùng kế "Tây chinh" để tiêu diệt Hồng tứ diện phương quân chủ lực của Trương Quốc Đào, rồi lại dùng kế "Tây chinh" để tiêu diệt hồng quân chủ lực Thiểm Bắc, phái kẻ tâm phúc Tống Nhiệm Cùng nhậm chức chính ủy bộ đội Đông chinh, và điều trùng hợp ngẫu nhiên là Lưu Chí Đan và hai vị tướng nổi tiếng của hồng quân Thiểm Bắc đều đã chết vì bị bắn tỉa một cách bí ẩn⑥.
Cán bộ của Hồng khu phái chủ yếu xuất thân từ quân nhân Bát lộ quân hồng quân lão thành là chính. Cán bộ của Bạch khu phái thì gồm các nhân viên dân sự là chính, bao gồm các đảng bí mật tiềm phục trong hệ thống quân chính đảng quốc dân và các đảng phái dân chủ, các giới các lĩnh vực. Hiển nhiên là trình độ văn hóa của Bạch khu phái cao hơn Hồng khu phái, về số lượng cũng nhiều hơn, sau khi Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập chính quyền đã chủ yếu dựa vào những cán bộ này để xây dựng đất nước. Điều để Hồng khu phái vênh vác là "Chúng ông có công lao lớn nhất là vác súng đoạt thiên hạ nên có tư cách nắm chính quyền nhất". Bạch khu phái coi khinh Hồng khu phái là "bát lộ quân nông dân thô lỗ thất học, là người ngoại đạo lãnh đạo". Nếu như nói trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc có sự đấu tranh phái tả phái hữu, thì Hồng khu phái phần nhiều là phái tả, còn Bạch khu phái thì về cơ bản là phái hữu. Mâu thuẫn này cuối cùng đã nổ ra trong cuộc đấu tranh phản hữu năm 1956.
Tuy Mao Trạch Đông đã nắm đại quyền trong Đảng cộng sản Trung Quốc, nhưng lòng đầy những nghi ngờ, đêm ngày chỉ lo người khác đoạt mất quyền của mình, ngang cơ với ông ta sẽ đặc biệt cho ngồi chơi xơi nước, địch thủ lớn nhất của ông ta đương nhiên là lãnh tụ Bạch khu phái Lưu Thiếu Kỳ, cho nên đại sự đầu tiên ông ta muốn làm sau khi lập nước chính là thanh toán Lưu, thủ pháp ông ta dùng là tặng 2 cây đào cho 3 tráng sĩ⑦, tạo ra mâu thuẫn Cao-Lưu, đầu tiên dùng đầu sỏ Tây Bắc bang là Cao Cương bắt quan hệ với Lưu Thiếu Kỳ, còn khi Cao Cương phản Lưu Thiếu Kỳ thì đánh với chiêu bài đấu tranh đường lối, ông ta cũng là người nhận ra sự không hợp nhau giữa Mao và Lưu sớm nhất, nhưng đã sai lầm khi cho rằng Mao đứng về phía với mình, sai lầm khi cho rằng với hậu đài là Stalin thì sẽ nắm chắc phần thắng. Nhưng thế lực của Lưu hiển nhiên quá lớn, thủ đoạn lộng quyền không hề thua kém gì Mao, kết quả cây thầu dầu họ Cao không phải là đối thủ của Lưu, Mao liền tiện tay giúp Lưu đẩy đi một phát, thanh toán xong Tây Bắc bang trước, từ đó Tây Bắc bang chẳng còn nghĩa lí gì trong Đảng cộng sản Trung Quốc, trong lần đấu tranh quyền lực này, sự lộng quyền của Mao Trạch Đông đã thành công.
Ở thập niên 50, do vừa mới đoạt được chính quyền, muốn sử dụng tầng lớp tư sản xây dựng đất nước, nên cả Mao, Lưu và Đặng đều đi chung một con đường, gọi là "chủ nghĩa dân chủ mới", cho nên đấu tranh quyền lực trong Đảng khi ấy vẫn còn chưa được gọi là đấu tranh đường lối, mà gọi là "đấu tranh với tập đoàn phản Đảng", thế là cả Cao Cương và Bành Đức Hoài đều đã bị chụp cho cái mũ tập đoàn phản Đảng, rồi với cái tội danh ấy mà còn có thể tiến hành được cuộc đại thanh lọc trong Đảng, thanh lọc sạch một cách danh chính ngôn thuận những "phần tử phản Đảng" chưa đủ trung thành với Mao Trạch Đông. Cuộc đại thanh lọc cuối cùng của Mao là thông qua việc hoàn thành cuộc Đại cách mạng văn hóa, cái gọi là đánh đổ phái đi vào con đường tư bản chủ nghĩa chẳng qua là che đậy chiêu bài đấu tranh quyền lực. Bởi ngay cả khi Tứ nhân bang (Bọn bốn người) và Lâm Bưu có không bị rớt đài đi nữa, thì họ cũng muốn "đi vào con đường tư bản chủ nghĩa", Kim Jong-Il chẳng phải cũng đã làm "đặc khu" sao? Mấu chốt ở chỗ ai to mồm, đường lối là giềng lưới, giềng lưới giương thì mắt lưới mở⑧, chỗ dựa là uy quyền, cũng là con đường tư bản chủ nghĩa, nhưng Mao Trạch Đông đi vào thì liền không gọi là chủ nghĩa xét lại nữa, mà là "phát triển một cách sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lênin".
Vì sao Mao Trạch Đông phải liên tiếp tiến hành các cuộc vận động chính trị để thực hiện thanh lọc nội bộ Đảng? Bởi hệ thống bang phái trong Đảng mà nhiều lên thì chỉ còn có thể thực hành dân chủ trong Đảng, điều này gây trở ngại cho việc thiết lập độc quyền cá nhân của ông ta. Nhìn lại từ ngày Đảng cộng sản Trung Quốc xây dựng chính quyền đến nay, nhiều cuộc vận động chính trị do Mao Trạch Đông phát động đều có liên quan đến việc loại bỏ các "phần tử phản Đảng và tập đoàn phản Đảng", cuối cùng là Đại cách mạng văn hóa, Đại cách mạng văn hóa là cuộc tổng thanh toán của Mao đối với Bạch khu phái. Bởi cuộc Đại hội 7 ngàn người của Bạch khu phái khiến cho Mao ghét cay ghét đắng, nên đã bị ông ta cho đi tàu bay giấy vào đêm trước của Đại cách mạng văn hóa. Trùm sỏ của Bạch khu phái là Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông giở lại trò cũ, lôi kéo Lâm, Chu phát động Đại cách mạng văn hóa để đánh Lưu, đánh chết Lưu xong lại đánh Lâm, đánh chết Lâm xong lại đánh Chu, giống như Chu Nguyên Chương để quét sạch mọi ngáng trở cho thái tử kế vị, đã triệt hạ sạch các nguyên lão vậy, làm thành thiên hạ của nhà Mao, nhưng cuối cùng do tuổi tác đã cao lực bất tòng tâm, nên rút cuộc vẫn phải thất bại cáo chung. Thực sự thì ngay từ lúc lâm chung, Mao đã dự cảm được sự thất bại của mình, cuộc vật lộn cuối cùng với phái tả của ông ta là phong trào "phản kích làn gió hữu khuynh lật án"⑨. Có thể nói, Mao cũng cay đắng nuốt hận mà chết.
Khi thời Đảng cộng sản của Mao kết thúc là bước vào thời Đảng cộng sản của Đặng Tiểu Bình, lộng quyền thành công nhất chính là Đặng Tiểu Bình, thừa cơ làn gió đông Phong trào Ngũ tứ, lôi kéo trí thức, mượn cớ "Tháng mười một dân chủ" để triển khai cuộc thảo luận lớn "Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý", loại bỏ được Hoa Quốc Phong là người kiên trì "hai phàm là", sau đó vắt chanh bỏ vỏ đạp đổ bức tường dân chủ thuần túy phương Tây, tóm hết những nhà hoạt động dân chủ từng nâng đỡ ông ta lên cầm quyền, tiếp đến là chống tự do hóa tư sản, lợi dụng Triệu Tử Dương loại bỏ Hồ Diệu Bang, buông rèm chấp chính, giống như Mao Trạch Đông là nắm chặt quyền lực không buông cho đến khi tắt thở. Các nhà lý luận của Đảng cộng sản Trung Quốc lúc này đã ngượng ngùng không còn nhắc đến từ ngữ đấu tranh đường lối nữa, bởi vì nếu so đo với chủ nghĩa Mac-Lênin, công cuộc mở cửa cải cách mang màu sắc Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình, với cái tên mĩ miều là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đã là chủ nghĩa tư bản thứ thiệt, dứt khoát là thứ luật rừng trần trụi rồi, đâu có còn là chủ nghĩa hay đường lối gì nữa?
Còn Đảng cộng sản Trung Quốc ngày nay thì lại càng đừng có nói gì đến đấu tranh đường lối nữa cả, các cựu đầu đảng đều đã bị xếp xó, không bao giờ còn những nhân vật quyền uy ở đẳng cấp bàn tay sắt nữa cả, cùng với sự tiến bộ của văn minh nhân loại, tính hợp pháp của kiểu đoạt giang sơn tọa giang sơn đã trở nên nguy cấp chưa từng có, bất cứ thứ lý luận nhàm chán cũ rích nào cũng bị mất sức thuyết phục, vậy chẳng phải chỉ còn sót lại có mỗi đấu tranh quyền lực đó sao? Thực sự thì nền chính trị của bất cứ xã hội nào có cái gọi là đấu tranh đường lối đều chỉ là ngụy tạo, còn nền chính trị không nói đến đấu tranh đường lối mà chỉ nói đến đấu tranh giành quyền đoạt thế mới là chân thực. Cho nên, nội bộ tập đoàn Đảng cộng sản Trung Quốc mà dân chúng được biết ngày nay là một hệ thống bang phái gồm có Thượng Hải bang, Bắc Kinh bang, Giang [Trạch Dân] hệ, Hồ [Cẩm Đào] hệ, Thái tử đảng, Đoàn [thanh niên] phái…, khiến người ta phải hoa mắt chóng mặt, đó chính là hệ quả của sự đấu tranh quyền thế. Kết quả cuối cùng của đấu tranh quyền thế là tất cả mọi hệ thống bang phái đều sẽ được quy tụ về hai trận địa, mà cuộc giành giật cuối cùng sẽ là giữa Đoàn phái với Thái tử Đảng.
Vì sao nói chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc sau này sẽ là cái đích giành giật giữa Đoàn phái với Thái tử đảng, bởi bất cứ chính quyền chuyên chế nào muốn tiếp tục tồn tại cũng phải đào tạo ra lớp kế cận đáng tin cậy, lớp kế cận của Đảng cộng sản Trung Quốc trước tiên là Thái tử đảng "không đào mồ mả cha ông", tức là liên minh được kết thành bởi con cái các vị lãnh đạo lớn của Đảng cộng sản Trung Quốc, nhưng liên minh này ngoài khối tài sản kếch xù ra, số người lại không đông, nhiều nhất cũng chỉ trong phạm vi 500 gia đình đặc quyền. Đó là bởi vì các nhà quyền quý của Đảng cộng sản Trung Quốc để bảo vệ địa vị đặc quyền của mình, đã giống với giới quý tộc duy trì dòng máu chính thống của gia tộc, gần như là giao phối cận huyết, có như vậy thì mới có thể vĩnh viễn được đứng trên chóp của kim tự tháp. Còn ở dưới chóp của kim tự tháp thì chỉ là những gì vây quanh nó để làm nền mà chồng lên từng tầng. Vậy nên ở sát chóp kim tự tháp nhất chính là thê đội thứ ba được Đảng cộng sản Trung Quốc đào tạo ngoài Thái tử đảng – cán bộ Đoàn phái. Cán bộ Đoàn phái phần lớn xuất thân từ bình dân, hệ thống bang phái của nó được bắt đầu xây đắp nên ngay từ thập kỷ 50, Trường Đoàn trung ương cùng các trường đoàn được phân bố ở khắp nơi trong cả nước⑩ đều là căn cứ của Đoàn phái, trong những căn cứ ấy, người của Đoàn phái kết thành một mạng lưới "Sơ đồ tiền trạm" khổng lồ từ địa phương đến trung ương, với nguồn hậu bị sử dụng vô tận mà không bao giờ cạn
Theo nguyện vọng của các cựu Đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc, giữa Thái tử đảng và Đoàn phái vốn nên là một mối quan hệ chủ tớ, nhưng vì sao lại hình thành nên cục diện phản tớ làm chủ như ngày nay? Thực sự đây là mộng tưởng của Đặng Tiểu Bình, ông ta để Giang [Trạch Dân], Hồ [Cẩm Đào] làm top đầu đứng trước ở tiền đài cho Thái tử đảng, như vậy Thái tử đảng sẽ có thể ở hậu đài mà biển thủ tài sản nhà nước một cách danh chính ngôn thuận, sau khi toàn bộ tài sản đã được chuyển chỗ xong thì đã đến lượt Thái tử đảng tới cầm quyền, lúc này thì ngay cả có xuất hiện cuộc biến cách xã hội kiểu Tô Đông Pha đi nữa cũng chẳng còn có ý nghĩa gì, bởi vì cuộc chạy đua bầu cử đòi hỏi phải có sự trợ lực bằng tiền của, Thái tử đảng đã có một nguồn tài sản hùng hậu có thể làm được cuộc chạy đua trong chế độ dân chủ, bất chấp xã hội có chuyển đổi về mô hình chế độ nào thì Trung Quốc vẫn cứ là thiên hạ của giới quyền quý Đảng cộng sản Trung Quốc. Vì sao Đặng Tiểu Bình lại muốn sắp xếp như vậy? Đó là vì ông ta tuy vẫn đề cao luật rừng, nhưng đồng thời lại vẫn tôn thờ chủ nghĩa Mac-Lênin, sẵn có thói quen tư duy cho nền văn minh phương Tây là dân chủ ngụy tạo, nên dưới mắt ông ta, lãnh đạo dân cử ở các nước phương Tây đều là người đại diện ủy quyền của các ông trùm tài phiệt.
Lý do chủ yếu khiến cho những người thuộc cánh tả Mao quá mỏng là đã chấp hành đường lối của Mao nhạt nhòa, ở Liêu Ninh và Trùng Khánh làm tốt, có thành tựu chính trị nổi bật, như đã thiết lập được bao nhiêu công ích xã hội và phúc lợi xã hội…, nhưng thực ra đó đều là ảo tưởng, gà mẹ mà không cho ăn thì có đẻ được trứng không? Theo tiết lộ của tờ "Apple Daily": "Mô hình Trùng Khánh" dưới quyền của Bạc Hy Lai nhìn xa là một chiếc đèn lồng, còn nhìn gần thì lại là một cái hố lớn. "Năm cái Trùng Khánh do Bạc xây dựng đã xây 3000 nhà cho thuê, 6 khu đô thị, tăng thêm 30 vạn việc làm, trong khuôn viên trường học có các nhân viên cảnh sát được trang bị phung phí quá mức kiểu Dubai, chi phí cần thiết đã đạt tới con số thiên văn. Để làm được 5 chiếc đèn lồng, tổng nợ của chính quyền thành phố trùng Khánh đã lên tới 500 tỉ tệ, tương đương với một nửa số nợ của cả nước năm 2011, nhưng thu nhập tài chính 1 năm của Trùng Khánh chỉ có khoảng 100 tỉ tệ, vừa đủ để chi cho tiền lương công chức và các chi tiêu hành chính, có thể nói chính quyền thành phố trùng Khánh thực tế đã bị phá sản.
Bất luận là đường lối Mao hay đường lối Đặng, bất luận là chia phần bánh hay làm bánh, thì đấu tranh đường lối theo ý nghĩa truyền thống của Đảng cộng sản Trung Quốc và việc đưa ra cương lĩnh tham chính của các chính khách khi tranh cử là hai việc hoàn toàn khác nhau. Nền chính trị dân chủ không nói gì về thuyết đường lối, cương lĩnh tham chính của ai tốt thì người ấy sẽ giải quyết được ổn thỏa quốc kế dân sinh, ai trúng cử lên cầm quyền, cầm quyền rồi mà làm không tốt thì bất cứ lúc nào cũng có thể bị người dân cho rớt đài, cầm quyền chỉ có vấn đề về phương pháp, chứ không có vấn đề về đường lối, lí lẽ này hỏi còn gì giản đơn hơn, sao lại cần đến cái thuyết đường lối gì đó? Sự thất sủng của Bạc Hy Lai cũng chẳng phải có sai lầm gì về đường lối, mà trái lại lại vì cái thứ chủ thuyết mà ông ta làm đã dẫn đến thất bại, ông ta muốn tạo ra nghiệp tích bằng nền chính trị cường quyền để tranh thủ lòng dân, lợi dụng Mao phái phản động để tạo ra thời thế, với mục đích nhập thường thượng vị. Nhưng nguyên nhân suy cho cùng là ông ta đã đảo ngược lịch sử, đã trở thành vật cản cho sự phát triển của xã hội Trung Quốc.
Chú thích của nguyên bản:
① Tháng 4 năm 1920, đại diện Quốc tế cộng sản Voitinsky (tên TQ: Ngô Đình Khang) nhận lệnh nhóm lập Đảng cộng sản Trung Quốc, đi theo làm phiên dịch cho Dương Minh Trai đến Trung Quốc, thông qua sự giới thiệu của Ivanov và Polevoy dạy tiếng Nga ở Quán dịch học của nhà Hán học Nga đã liên hệ được với Lý Đại Chiêu, rồi lại thông qua Lý để liên hệ với Trần Độc Tú ở Thượng Hải. Voitinsky đề xuất với Trần Độc Tú đề nghị thành lập Đảng ở Thượng Hải và được sự đồng ý của Trần, tháng 8, Trần Độc Tú, Lý Hán Tuấn, Trần Vọng Đạo, Thẩm Huyền Lô, Du Tú Tùng, Lý Đạt, Thi Tồn Thống và Thiệu Lực Tử…đã tổ chức thành lập "Đảng cộng sản Trung Quốc" tại nơi ở của Trần Độc Tú ở Thượng Hải (sau này người ta quy nạp thành "Nhóm cộng sản Thượng Hải"), Trần Độc Tú được tiến cử làm bí thư. (Wikipedia).
② "Từ núi Cảnh Phong đi vào Trung Nam Hải – Hồi ức về Mao Trạch Đông của lão tướng Trần Sĩ Cử": Trên núi Cảnh Phong đích xác có hai vua núi, một tên là Viên Văn Tài, một tên là Vương Tá, cả hai mỗi người cầm đầu một nhánh quân. Một nhánh ở dưới chân núi, một nhánh ở trên đỉnh núi, hô ứng từ xa, dựa vào địa thế có lợi của núi Cảnh Sơn chiếm núi làm vua. Mao Trạch Đông đề xuất phải cùng với họ làm thành chiến tuyến thống nhất, liên minh với các vua núi. (…) Bên lề hội nghị, Vương Tá bí mật kéo tay Viên Văn Tài nói: Tôi thấy lần này dữ nhiều lành ít, hay là kéo quân đến núi Cửu Long đi. Viên Văn Tài tuy cũng nhìn ra tình thế nghiêm trọng, nhưng lại vẫn tin tưởng vào ủy viên Mao của trung ương, thế là bảo: Mao Trạch Đông mà có bụng dạ như thế thì có mà trời sập!
③ Trong bản nghị quyết của Đại hội 6 Đảng cộng sản Trung Quốc tổ chức ở Moscow vào giữa tháng 6-7 năm 1928, "Nghị quyết về vấn đề tổ chức chính quyền xô viết", có quy định như sau về vấn đề thổ phỉ có vũ trang: Liên minh với các đoàn thể kiểu thổ phỉ có vũ trang (chỉ việc liên minh với họ để kết thành chiến tuyến thống nhất), trước khởi nghĩa vũ trang có thể lợi dụng, nhưng sau khởi nghĩa vũ trang nên giải giáp vũ trang của họ, đồng thời trấn áp họ thật mạnh mẽ"; "thủ lĩnh của họ cần được coi là thủ lĩnh phản cách mạng, tức là cũng cần ra lệnh cho họ trợ giúp khởi nghĩa vũ trang, những thủ lĩnh loại này đều nên tiêu diệt hết".
④ Trung ương cục Đảng cộng sản Trung Quốc và Trung ương địa phương cục Đảng cộng sản Trung Quốc: Trung ương cục Đảng cộng sản Trung Quốc, Trung ương Bắc phương cục Đảng cộng sản Trung Quốc, Trung ương Trường Giang cục Đảng cộng sản Trung Quốc, Trung ương cục Thượng Hải Đảng cộng sản Trung Quốc (Trung ương cục Bạch khu Đảng cộng sản Trung Quốc) → Trung ương cục lâm thời Thượng Hải Đảng cộng sản Trung Quốc, Trung ương cục Tô khu Đảng cộng sản Trung Quốc, Trung ương phân cục Đảng cộng sản Trung Quốc, Trung ương phân cục Tương-Ngạc-Tây Đảng cộng sản Trung Quốc, Trung ương phân cục Tương-Dự-Hoản Đảng cộng sản Trung Quốc. (Wikipedia).
⑤ "Đồng châu cộng tiến" số 2 năm 2009: Ngày 15.9.1935, Đội quân 25 Hồng quân đến Vĩnh Bình Trấn. Ngày 16.9, Đội quân 25 và Đội quân 26, Đội quân 27 Hồng quân tổ chức cuộc gặp mặt lớn. Sau đó không lâu, rất nhiều lãnh đạo ở căn cứ địa Thiểm-Cam-Biên của trung ương do Lưu Chí Đan đứng đầu đã bị loại bỏ và thu hẹp quyền lực, Thôi Điền Phu, Cao Cương, Trương Tú Sơn, Huệ Tử Tuấn, Tập Trọng Huân vốn đóng vai trò quan trọng Ủy ban công tác Tây Bắc đều bị loại bỏ. Quân ủy Tây Bắc cũng bị cải tổ, do Nhiếp Hồng Quân thay thế Lưu Chí Đan giữ chức chủ tịch quân ủy. Những sự sắp xếp này thực chất là sự báo hiệu cho việc chấn chỉnh loại bỏ Lưu Chí Đan…
⑥ "Lưu Chí Đan kỷ niệm văn tập", Nhà xuất bản khoa học quân sự: Đông chinh mùa xuân năm 1936, Thiểm Bắc đưa vào danh sách 3 vị tướng lĩnh quân sự đều đã chết trận, Dương Kỳ đi theo Lưu Chí Đan chết trước. Ngày 9.3, tại miếu Đại Vương huyện Tùy Đức, quân ta gặp kị binh địch, kị binh địch bị đánh chạy. Đúng lúc quân ta đang dọn dẹp chiến trường, đột nhiên có tiếng súng bắn tỉa xuyên thủng thái dương Dương Kỳ. Lưu Chí Đan nén đau thương đưa thi thể Dương Kỳ vào một cái hang vòm, dẫn quân về phía đông tới Hoàng Hà tiến vào huyện Liễu Lâm tỉnh Sơn Tây, đánh thị trấn Tam Giao. Chiều 14.4, Lưu Chí Đan cùng với 3 đặc phái viên của Cục bảo vệ trung ương là Bùi Chu Ngọc, Cảnh Vệ Viên, Tạ Văn Tường quan sát tình hình địch bên phía trận địa quân địch, ở cách lô cốt địch khoảng 1000 m, một viên đạn bắn xuyên thủng tim Lưu Chí Đan, ông chết ngay tại trận. Khi hồng quân Đông chinh Hoàng Hà quay lại Thiểm Bắc vào tháng 5, Dương Sâm đem quân chặn đứt xong bị trúng đạn chết ngay tại chỗ.
⑦ "Đặng Tiểu Bình niên phả" (1904-1974) có ghi: Chiều 15.12.1953, dự Hội nghị mở rộng Ban thư ký trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông chủ trì… Hội nghị quyết định trong thời gian Mao Trạch Đông đi vắng, Hội nghị Ban thư ký trung ương với sự tham gia của Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức, Trần Vân, Đặng Tiểu Bình, Cao Cương, Bành Đức Hoài sẽ thảo luận tập thể giải quyết mọi vấn đề. … Theo hồi ức của Bành Đức Hoài: "Chủ tịch nêu trong hội nghị, ông ta đi vắng thì ai sẽ chủ trì công việc thường ngày?". Lời Dương Thượng Côn – Mao định thăm dò Cao Cương, để "câu cá", tuy không đáng tin cậy lắm, nhưng theo những gì phản ánh rõ ràng là Mao dùng phương thức ra câu hỏi để nêu vấn đề. Vì thế, Lưu Thiếu Kỳ mới nói là luân phiên nhau thì tốt, như thế mới có khả năng xuất hiện từ Cao Cương cho đến Chu Đức đều bày tỏ tán thành với ý kiến luân phiên. Việc bày tỏ ý kiến riêng về việc tổ chức hội nghị là điều hợp với quy định điều lệ Đảng, lấy đó để chụp cái mũ chính trị "phản Đảng" cho những người phát biểu ý kiến chẳng phải là đổ thêm tội sao?
⑧ Người viết chú thích: "Đường lối là giềng lưới (nguyên văn: cương 纲) , giềng lưới giương thì mắt lưới mở" là một lối tỉ dụ Mao Trạch Đông mượn đó để nhấn mạnh tầm quan trọng của đấu tranh giai cấp. Từ 14.8–12.9 năm 1971, Mao Trạch Đông đi thị sát miền Nam đã có nhiều bài nói chuyện với những người lãnh đạo quân chính đảng Đảng cộng sản Trung Quốc ở các nơi trên đường đi. Ngày 12.9 nói ở Phong Đài rằng, đường lối quyết định tất cả, "đường lối là giềng lưới, giềng lưới giương thì mắt lưới mở". Câu nói này được lưu truyền rộng ở Trung Quốc, trở thành một trong những khẩu hiệu nổi tiếng nhất trong thời kỳ Đại cách mạng văn hóa.
⑨ Phê Đặng, phản kích làn gió hữu khuynh lật án là cuộc vận động chính trị quy mô lớn cuối cùng do Chủ tịch Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông phát động trong thời kì cuối Đại cách mạng văn hóa ở Trung Quốc. Tháng 1.1975, Mao Trạch Đông lại khởi dụng Đặng Tiểu Bình, bổ nhiệm Đặng làm Phó thủ tướng thứ nhất, chủ trì công việc ở Quốc vụ viện, tiến hành mọi chỉnh đốn. Sau khi nắm lại đại quyền, với sự tiếp sức của Chu, Đặng Tiểu Bình đưa ra "ba chỉ thị là giềng mối", đặt phát triển kinh tế lên địa vị chiến lược hàng đầu, cố sức đưa đời sống kinh tế chính trị của cả nước về lại quỹ đạo bình thường. Nhưng cách làm của ông ta khiến Mao Trạch Đông không hài lòng. Mao Trạch Đông coi Đại cách mạng văn hóa là một trong những công tích quan trọng của mình cuối đời, cho Đại cách mạng văn hóa là "nếu tách thành ba bảy, thì bảy phần thành tích ba phần sai lầm", "cơ bản đúng đắn, có phần thiếu sót". Vào nửa cuối năm 1975, Mao Trạch Đông lâm trọng bệnh, mọi liên hệ với bên ngoài về cơ bản chỉ dựa vào Mao Viễn Tân truyền đạt lại. Trong tình trạng ấy, Tứ nhân bang vào ngày 1.11 đã thông qua Mao Viễn Tân phản ánh với Mao Trạch Đông là Đặng Tiểu Bình có mưu đồ "lật đổ", điều này cuối cùng đã buộc Mao Trạch Đông đưa ra quyết định: Phản kích Đặng Tiểu Bình. (Wikipedia).
⑩ Trường Đoàn trung ương hiện có mời giáo sư thỉnh giảng (lãnh đạo các cơ quan nhà nước, trường đại học, bộ máy nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp có tiếng cùng các chuyên gia học giả nổi tiếng trong ngoài nước…) và gần 100 giáo viên chuyên trách trong trường làm công việc đào tạo cán bộ. Để vươn dài cánh tay làm công tác đào tạo, Trường Đoàn trung ương đã kịp thời mở 7 cơ sở đào tạo ở Trường Đảo, Thanh Đảo, Vô Tích, Hohhot, Tân Trạnh, Tân Cương, Quảng Tây, đồng thời nhờ vào chỗ dựa của các trường đảng, trường đoàn mà mỗi năm đào tạo ra được gần 4000 cán bộ Đoàn và cán bộ trẻ thuộc mọi loại hình, tầng cấp. (baike.baidu.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét