Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Tin thêm về tiểu thương Bỉm Sơn khiếu kiện trước UBND tỉnh (Tường thuật trực tiếp của nhà báo Lê Dậu)

Nguồn badamxoe

Tường thuật trực tiếp của nhà báo Lê Dậu:

Tượng Người anh hùng dân tộc Lê Lợi kề cận ddaonf biểu tình

Đã 3 ngày liên tiếp (9, 10, 11/ 5 /2012), gần 500 người dân thị xã Bỉm Sơn đã kéo về UBND tỉnh Thanh Hoá khiếu nại  về việc chính quyền bán chợ Thị xã Bỉm Sơn cho Công ty Đông Bắc ( một doanh nghiệp tư nhân),  vẫn không được chính quyền tỉnh tiếp và trả lời.

Toàn bộ số dân tiểu thương đi khiếu kiện đã phải ngủ  2 đêm dưới sân tượng đài Lê Lợi, mặc cho muổi đốt, mưa đêm sối sả tuôn xuống, đói, ướt, mất ngủ…bà con vẫn kiên trì bám trụ xếp hàng trước cổng UBND tỉnh Thanh Hoá để xin được lãnh đạo tỉnh giải đáp.

Công an Tỉnh và Công an thành phố Thanh Hoá đã tăng cường lực lượng cán bộ chiến sỹ để duy trì an ninh trật tự , ứng trực sẵn sàng đối phó. Một số nhà báo trung ương và địa phương đã kịp thời hoà nhập cùng bà con nắm bắt tâm tư nguyện vọng và kịp thời thông tin để cấp uỷ, chính quyền có biện pháp sử lý bảo đảm những đòi hỏi chính đáng của người khiếu kiện, thêo chính sách và pháp luật hiện hành.

Một số hình ảnh tại chỗ:

Rầu rĩ

Chống nắng

Ngủ đêm chờ sáng mai

Sáng mai lại tiếp tục chờ..

Cảnh sát và các lực lượng giữ hàng rào

Chờ đợi



*********************************************

Nguồn badamxoe

Người Thanh Hóa choa là rứa đó. Thiện hạ có thèm không?

Xứ Thanh là vùng đất vừa Vua vừa Chúa. Chúa cũng nhiều mà Vua cũng lắm. Vua cũng oai mà Chúa cũng hách. Nhiều đến mức chẳng người của tỉnh nào có thể so sánh được. Điều này, dân cả nước đã biết rõ, tôi chẳng thống kê làm gì. Nhiều người nói, lịch sử dựng nước và mở cõi của Đại Việt là lịch sử của người Thanh Hóa.

Nếu không có Dương Đình Nghệ (người Thanh Hóa) thì không có Ngô Quyền với dấu ấn lịch sử: người đâu tiên dựng nền độc lập cho dân tộc. Tôi không băn khoăn về điều này, vì Quyền là rể của Dương Đình Nghệ. sự nghiệp của Ngô Quyền bắt đầu từ sự kế tục sự nghiệp của Dương Đình Nghệ còn dang dở. Và, nếu không có Triệu Thị Trinh, Lê Hoàn, triều Vua Lê, Chúa Trinh, rồi triều Nguyễn, hẳn đất đai, sông núi, biển cả của Đại Việt ta nhất định chưa được như bây giờ.

Nhà bác Học Phan Huy Chú đã từng khảo sát đất Thanh và người Thanh rất kỹ càng. Ông nói: Thanh Hóa là vùng đất cổ, khí thiêng của non sông Bách Việt đều tụ cả về đây. Cho nên Thanh Hóa luôn luôn là nơi sinh ra những bậc kiệt hiệt cho đất nước. Ông còn phán rằng: trước họa xâm lăng, Thanh Hóa còn là Đại Việt chưa mất, Đại Việt sẽ mất khi Thanh Hóa mất. Đại Việt loạn lạc, triều chính rối ren, nhưng hễ Thanh Hóa chưa rối ren thì triều chính chưa mất.

Quả có thế thật. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo "cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, dân tình khắp nơi nổi lên chống lại việc cướp đất đai, cướp tài nguyên, tham ô tham nhũng, cửa quyền nhiều không kể xiết, nhưng riêng Thanh Hóa thì "sóng êm, bể lặng" hơn, (tức là có nhưng không nhiều). Đó là dấu hiệu triều chính, tuy có suy vong nhưng chưa đến "hồi kết".

Nhưng nay, dương như đã có dấu hiệu khác. Hai năm gần đây, Thanh Hóa đã bắt đầu phát triển tình trạng đấu tranh đông người. Mới đây nhất, đầu tháng 5 năm 2012, có hơn 400 tiểu thương ở Thị trấn Bỉm Sơn kéo lên Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa để khiếu kiện.

Dân Thanh Hóa biểu tình ngày 11.5.2012

Tôi lo ngại cho các cuộc biểu tình xẩy ra trên đất Thanh Hóa, vì trong đầu tôi lúc nào cũng hiện hữu lời của nhà bác học Phan Huy Chú về Thanh Hóa đã ghi trong "Lịch triều Hiến chương loại chí" của ông như đã nêu trên.

Trời đất Đại Việt ta, có lẽ đã " trao" cho người Xứ Thanh những "thông điệp và sứ mệnh" mang tính lịch sử.

Có lẽ vì vậy mà người Xứ Thanh có nhiều nét khác thường so với người của xứ khác.

Từ xưa, chả có câu: " Thanh cậy thế, Nghệ xậy thần". Tức là người xứ Thanh cậy mình mang cốt cách của vua chúa; còn người Xứ Nghệ mang cốt cách của quan lại.

Mà nữa, lịch sử xã hội Đại Việt ta nếu tính khoảng 1000 năm trở lại đây, thì người Thanh Hóa đã làm vua, chúa tới gần 600 năm ( khoảng thế). Nó kéo dài cho đến năm 1945 khi cách mạng tháng tám xẩy ra. Và, một điều nữa, hễ người Thanh Hóa làm vua thì đất nước yên ổn. Nó khác hẳn với họ Hồ. Họ Hồ toàn những người tài năng nổi bật, nhưng hễ cứ làm vua là đất nươc rơi vào cảnh chiến tranh liên miên, lọan lạc, li tấn đặc biệt là xương máu tốn nhiều. Có thể tính, khởi thủy là Hồ Quý Ly, rồi đến Hồ Thơm ( Nguyễn Huệ – Quang Trung); rồi đến thời Hồ Chí Minh cũng vậy. Tại sao lại như vậy? Đây là vấn đề mà các nhà nghiên cứu lịch sử cần để tâm đến.

Người Thanh Hóa cũng có căn cốt khác với người các xứ khác. Đó là:

- Thẳng thắn, trung thực. Nếu không thẳng thắn trung thực thì chính quyền không thể cấp giấy đi ăn xin cho " thần dân" của mình khi kinh tế khó khăn.

- Ăn to nói lớn.

- Công bằng. Minh bạch.

- Hiếu khách.

- Không chấp kẻ dưới

- Biết dùng người hiền tài, không câu nệ thành phần, đẵng cấp. Nếu không thế, Nguyễn Trãi làm sao có thể làm quân sư cho Lê Lơi; Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Xí… có thể làm tướng cho Lê Lợi.

- Xác định mục tiêu rõ ràng.

- Biết bỏ cái lợi nhỏ, tập chung cho cái lớn, cái cơ bản.

Vân vân.

Có lẽ, cũng vì được thế " cai trị thiên hạ" nhiều năm mà người Thanh Hóa coi chuyện đời như một sân khấu. Không coi chữ nghĩa văn chương ra gì. Tôi nói, anh nói, tôi diễn, anh diễn, ai có tài cứ diễn, mà sân khấu là sân khấu, chuyện tôi anh là chuyện tôi anh. Ở trên sân khấu, tao là vua, mày là giặc. Là vua mày cứ sai bảo, ra oai, tao chấp hành hết, nhưng hết sân khấu rồi, về đời rồi, mày công khanh, tướng soái gì, nhưng là phận con cháu, cứ chiếu dưới mà ngồi, ăn nói phải có phép tắc, xưng hộ danh phận cho đúng, nêu không sẽ bị méo mồm ngay lập tức.

Tôi có mấy dòng tản mạn này là vì, trưa ngày 11.5.2012, đi ăn cưới con trai nhà văn Xuân Ba tại Nhà khách Chính phủ – 10 Chu Văn An – có gặp nhà thơ Minh Tâm và nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Lưu. Hai ông này cùng Lê Xuân và Bùi Công Thuấn vừa có một loạt bà mạ lị nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và Bà Đầm xòe lại là người mạ lị lại Minh Tâm, Nguyên Văn Lưu và hai người kia. Ấy thế mà anh em gặp nhau, tay bắt mặt mừng, Lưu còn khen Bà Đầm xòe "được lắm". Lưu, nhiều hơn Bà đầm xòe tới 4 tuổi, tỏ ra là anh cả khi nói với Bà Đầm xòe: "Đó là sân khấu. Đây là cuộc đời, anh vẫn là anh, em vẫn là em. Nào cụng ly mừng hạnh phúc cho các cháu. O kê".

Người Thanh Hóa choa  rứa đó. Thiện hạ có thèm không?

Chú Thích ảnh: Nhà thơ Minh Tâm, nhà văn Phạm Thành, nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Lưu ( từ trái sang). Ảnh: NSNA: Nguyễn Thanh Phong.

8 h ngày 12.5.2012. BĐX

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét