Sau cái dạo bị dập tơi bời về vụ phanh phui tham nhũng ở PMU 18, với hàng loạt phóng viên bị truy tố và thay đổi cả tổng biên tập báo. Cho đến nay báo TT hầu như không còn có bất kỳ phóng sự hay các bài viết liên quan về tham nhũng. Ngoại trừ bài viết liên quan đến Lê Thanh Hải trong thời kỳ còn là chủ tịch thành phố với loạt phóng sự nói về các quyết định của ông này với dự án quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm . Tuy nhiên loạt phóng sự này đã phải dừng nữa chừng. Riêng tờ Đại Đoàn Kết tiếp tục đăng loạt phóng sự điều tra "Bí thư thành ủy phê bình cựu chủ tịch thành phố" về những khuất tất khó hiểu ở dự án Thủ Thiêm. Phóng sự này sau đó cũng bị ngừng đăng tải do ông TBT Lý Tiến Dũng và phó TBT Đăng Ngọc của tờ ĐĐK bị thay thế bằng ngài Đinh Đức Lập đầy tai tiếng vì khai man bằng cấp, nhưng bù lại hẳn là dễ sai bảo vì tì vết của mình!?
Nói đến TT là nói đến một tờ báo thuần dân túy khá mạnh mẽ. Một tờ báo dám dấn thân vì dân, cho dù nó là một tờ báo chịu sự quản lý của thành đoàn nhưng mang phong cách làm báo chí Sài Gòn thuở nào. Chính vì một tờ báo ít mang tính đảng trong các bài viết, các phóng sự nên vì thế nhiều thế hệ nhà báo tài năng đã ra đi, dần thay thế vào đó là một thế hệ nhà báo mới dễ sai bảo và chịu sự định hướng hoàn toàn theo phong cách báo chí đảng. Tức là phong cách làm báo chịu sự xỏ mũi. Chỉ được phép viết và đăng cái gì có lợi cho nhà cầm quyền, cho sự lãnh đạo của đảng. Bỏ qua nguyên tắc báo chí là công cụ phản ánh tâm tư, tình cảm của dân đen.
Vừa qua trong loạt bài phóng sự hiếm hoi về tình trạng nhũng nhiễu của CSGT TP HCM của phóng viên báo TT Hoàng Khương tên thật là Nguyễn Văn Khương đã làm nóng trang báo trong mấy ngày gần đây, thu hút lượng lớn độc giả quan tâm về tình trạng nhức nhối này. Tiếc thay sau phóng sự là việc phóng viên này bị tước thẻ nhà báo và bị đuổi ra khỏi ngành. Từ bản kiến nghị của công an TP HCM cho rằng trong lúc tác nghiệp phóng viên đã vi phạm pháp luật bằng việc "gài bẫy" CSGT nhận hối lộ để lấy bằng chứng viết bài.
Việc CSGT nhũng nhiễu, nhận hối lộ trong khi thi hành công vụ là chuyện có thật, mang tính phổ biến trong toàn hệ thống công an của đảng. Đây là câu chuyện dài mà bản thân ngành công an không cách gì có thể cải thiện hiệu quả...trừ các nhà báo gan dạ, dũng cảm dám dấn thân vào hang chuột để vạch mặt chúng!
Bên công an cho rằng phóng viên HK đã vi phạm pháp luật và kiến nghị thu hồi thẻ nhà báo của phóng viên này cho thấy bản thân công an không muốn những chuyện xấu xa của ngành mình bị lên mặt báo trong tương lai về sau. Ắt hẳn từ rài về sau, sẽ chẳng còn bất kỳ tờ báo nào dám viết về tình trạng tham nhũng và hối lộ của công an.
Hành vi nhận hối lộ của công an giống như một bầy chuột. muốn bắt chuột thường thì người ta phải dùng mồi để nhử chúng chui vào rọ. Vậy việc bắt chuột bằng mồi nhử (đưa hối lộ) liệu có vi phạm pháp luật như nhận định của công an?
Trong thực tế hành động này chỉ đơn thuần minh chứng cho xã hội thấy được rằng sở dĩ các biện pháp chống đua xe không hiệu quả là do việc làm tiêu cực của CSGT trong quy trình xử lý xe vi phạm!
Theo BBC việc gài bẫy để lấy chứng cứ cho các hành vi tham nhũng là việc làm thường xuyên của báo chí phương tây. Cũng có vài trường hợp báo chí bị kiện do hành vi này, nhưng thường là tòa xử cho bên bị trắng án nếu như báo chí chứng minh được hành động đó là thuần dân túy. Trừ một số trường hợp là động cơ cá nhân.
Điều đáng nói từ câu chuyện phóng viên Hoàng Khương bị tước thẻ nhà báo và bị cho thôi việc, chẳng hề thấy đội ngũ báo chí, phóng viên viết bài để bênh vực và bảo vệ đồng nghiệp. Thay vào đó là một tập thể im lặng như bầy cừu trước một con cừu trong đàn bị lũ sói xẻ thịt ngay trước mũi. Ngay cả TBT Phạm Đức Hải, người chịu trách nhiệm cuối cùng cho phép phóng sự này được đăng tải nhiều kỳ cũng chẳng hề lên tiếng nói lên quan điểm của mình. Rồi bạn bè của phóng viên này ở đâu, sao không viết một cái gì đó phản biện lại quyết định bẩn này mà vì nó lần hồi trong làng báo chí lề phải sẽ chỉ còn lại là nồi nước ốc vốn đã nhạt ngày càng nhạt hơn!?
Công an ra lệnh trảm phóng viên Hoàng Khương, đây là chiêu thức cuối cùng biến tờ báo này ngày càng lá cải sao cho giống như báo CATP, An ninh thủ đô, công an nhân dân,...Khiến nó chỉ còn là tờ báo của một tập thể chỉ biết im lặng cuối đầu hồi tưởng quá khứ huy hoàng đã chết và một tương lai lụi tàn đang gặm nhắm!
Nói đến TT là nói đến một tờ báo thuần dân túy khá mạnh mẽ. Một tờ báo dám dấn thân vì dân, cho dù nó là một tờ báo chịu sự quản lý của thành đoàn nhưng mang phong cách làm báo chí Sài Gòn thuở nào. Chính vì một tờ báo ít mang tính đảng trong các bài viết, các phóng sự nên vì thế nhiều thế hệ nhà báo tài năng đã ra đi, dần thay thế vào đó là một thế hệ nhà báo mới dễ sai bảo và chịu sự định hướng hoàn toàn theo phong cách báo chí đảng. Tức là phong cách làm báo chịu sự xỏ mũi. Chỉ được phép viết và đăng cái gì có lợi cho nhà cầm quyền, cho sự lãnh đạo của đảng. Bỏ qua nguyên tắc báo chí là công cụ phản ánh tâm tư, tình cảm của dân đen.
Vừa qua trong loạt bài phóng sự hiếm hoi về tình trạng nhũng nhiễu của CSGT TP HCM của phóng viên báo TT Hoàng Khương tên thật là Nguyễn Văn Khương đã làm nóng trang báo trong mấy ngày gần đây, thu hút lượng lớn độc giả quan tâm về tình trạng nhức nhối này. Tiếc thay sau phóng sự là việc phóng viên này bị tước thẻ nhà báo và bị đuổi ra khỏi ngành. Từ bản kiến nghị của công an TP HCM cho rằng trong lúc tác nghiệp phóng viên đã vi phạm pháp luật bằng việc "gài bẫy" CSGT nhận hối lộ để lấy bằng chứng viết bài.
Việc CSGT nhũng nhiễu, nhận hối lộ trong khi thi hành công vụ là chuyện có thật, mang tính phổ biến trong toàn hệ thống công an của đảng. Đây là câu chuyện dài mà bản thân ngành công an không cách gì có thể cải thiện hiệu quả...trừ các nhà báo gan dạ, dũng cảm dám dấn thân vào hang chuột để vạch mặt chúng!
Bên công an cho rằng phóng viên HK đã vi phạm pháp luật và kiến nghị thu hồi thẻ nhà báo của phóng viên này cho thấy bản thân công an không muốn những chuyện xấu xa của ngành mình bị lên mặt báo trong tương lai về sau. Ắt hẳn từ rài về sau, sẽ chẳng còn bất kỳ tờ báo nào dám viết về tình trạng tham nhũng và hối lộ của công an.
Hành vi nhận hối lộ của công an giống như một bầy chuột. muốn bắt chuột thường thì người ta phải dùng mồi để nhử chúng chui vào rọ. Vậy việc bắt chuột bằng mồi nhử (đưa hối lộ) liệu có vi phạm pháp luật như nhận định của công an?
Trong thực tế hành động này chỉ đơn thuần minh chứng cho xã hội thấy được rằng sở dĩ các biện pháp chống đua xe không hiệu quả là do việc làm tiêu cực của CSGT trong quy trình xử lý xe vi phạm!
Theo BBC việc gài bẫy để lấy chứng cứ cho các hành vi tham nhũng là việc làm thường xuyên của báo chí phương tây. Cũng có vài trường hợp báo chí bị kiện do hành vi này, nhưng thường là tòa xử cho bên bị trắng án nếu như báo chí chứng minh được hành động đó là thuần dân túy. Trừ một số trường hợp là động cơ cá nhân.
Điều đáng nói từ câu chuyện phóng viên Hoàng Khương bị tước thẻ nhà báo và bị cho thôi việc, chẳng hề thấy đội ngũ báo chí, phóng viên viết bài để bênh vực và bảo vệ đồng nghiệp. Thay vào đó là một tập thể im lặng như bầy cừu trước một con cừu trong đàn bị lũ sói xẻ thịt ngay trước mũi. Ngay cả TBT Phạm Đức Hải, người chịu trách nhiệm cuối cùng cho phép phóng sự này được đăng tải nhiều kỳ cũng chẳng hề lên tiếng nói lên quan điểm của mình. Rồi bạn bè của phóng viên này ở đâu, sao không viết một cái gì đó phản biện lại quyết định bẩn này mà vì nó lần hồi trong làng báo chí lề phải sẽ chỉ còn lại là nồi nước ốc vốn đã nhạt ngày càng nhạt hơn!?
Công an ra lệnh trảm phóng viên Hoàng Khương, đây là chiêu thức cuối cùng biến tờ báo này ngày càng lá cải sao cho giống như báo CATP, An ninh thủ đô, công an nhân dân,...Khiến nó chỉ còn là tờ báo của một tập thể chỉ biết im lặng cuối đầu hồi tưởng quá khứ huy hoàng đã chết và một tương lai lụi tàn đang gặm nhắm!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét