Chuyện xứ ta, một xã hội văn minh thì chuyện sáng đúng chiều sai sáng mai lại đúng bây giờ nó như cơm bữa, nó xảy ra trong mọi lĩnh vực, khiến cho dân ta cứ gọi là "tít mù".
Trong giao thông thì ngã tư nay chắn mai gỡ.
Xe máy hết cấm đăng ký nhiều cái rồi lại cho đăng ký thả phanh.
Đường một chiều bố trí không phải lúc nào, chỗ nào cũng hợp lý nên vừa đi vừa phải nghĩ
v.v...
Nghĩa là cứ loạn cào cào lên. Báo chí cả "trái" lẫn "phải" nói nhiều, dân kêu nhiều, chỉ đọc không cũng đã thấy rức óc, rằng các nhà chức trách cứ lôi dân ra làm vật thí nghiệm mà rốt cục chả cải thiện được tình hình, chỉ thêm rắc rối phiền hà cho dân.
Chuyện cười (chắc chỉ ở xứ người) rằng một tờ báo nọ nhanh nhảu, hóng hớt được ở đâu đó chuyện một làng nọ bị lũ quét trôi sạch, chết cả nghìn mạng. Thiên hạ xôn xao đi điều tra chuyện thương tâm xảy ra thế nào, Chả thấy gì sất. Trong khi các báo khác chưa kịp lên tiếng thì vẫn tờ báo nhanh nhẩu nọ nhanh chân hơn, ra ngay cái bố cáo, rằng hôm qua chúng tôi là người đầu tiên thông tin đến quý vị về... thì hôm nay chúng tôi cũng hân hạnh là người đầu tiên thông báo lại cho quý vị biết rằng thông tin kia không chính xác (chỉ là lời đồn?).
Dẫu là chuyện cười, nhưng lại có tính hiện thực cao ở xứ người. Còn xứ ta thì chuyện đính chính là chuyện xa xỉ, hoặc rỗi hơi...
Cụ tỷ như chuyện mấy ông thương binh trông rất ngầu, xông vào Viện Hán Nôm bữa nọ để chửi bới tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, bắt phải gỡ bỏ một bài viết trên trang blog của anh ta. Chuyện có thế mà khiến dư luận trong nước ngoài nước ồn ã. Sau đó điều làm người ta sửng sốt là trên hai báo điện tử lề "phải" có dính đến thương binh, là báo Cựu chiến binh và Quân đội nhân dân, xuất hiện 2 bài báo tường thuật lại diễn biến sự việc này một cách hoàn toàn khác với những gì mà những người hôm đó có mặt ở đó chứng kiến.
Mình có cái tật xấu là không thích đọc báo lề "phải", cho dù chỉ để xem nó nói "láo cỡ nào". Nhưng chỉ nghe thế là mình cũng hình dung ra được òi, vì cái trò đó nó trở thành quen mất òi. Tuy nhiên nói phét cũng phải có bài, điêu trắng trợn như thế thì nghĩa lộ quá. Ai mà chả biết đến công an còn chả dám dây vào mấy ông thương binh nữa là dân thường, lại là đám phụ nữ trẻ chuyên làm bàn giấy. Trong cái vidéo tuyệt nhiên chả nghe thấy tiếng chủ nhà là anh phó giám đốc lên tiếng (chắc sốc quá), mà chỉ thấy mấy ông thương binh hùng hổ đi lại, ngôn ngữ chợ giời văng ra mới khiếp. Công an hành sự thì xong việc rồi mới đến. Nói bậy như bắt gái điếm mà không kịp bắt quả tang bằng cách ghi lại hình, nó kéo quần lên xong là nó cãi biến, đâu, đâu? Bán dâm đâu nào?
Thông thường thì mọi việc nó phải có cái "lô dích" của nó. Nói điêu là dễ bị người nghe nghi ngờ lắm. Nghe đâu bài trên báo QĐND chỉ tồn tại có ngày (chết yểu quá). Bài trên báo CCB thì sống dai hơn tý nhưng sau cũng lặn không sủi tăm. Đến lúc bị chất vấn thì nghe đâu phóng viên họ lấy thông tin từ công an phường và mấy ông thương binh nọ. Hê hê, công an phường có mặt chứng kiến đâu mà hỏi họ. Còn mấy ông thương binh một khi đã cào mặt ăn vạ thì có mà công an cũng phải chạy mất dép, thế mà cũng tin. Làm báo mà chỉ nghe có một chiều rồi đưa tin thì chết yểu là phải, lại còn bị chửi ngược nữa ấy chứ.
Nhưng mình buồn cười là cái sự nhanh nhảu đưa tin rồi lại nhanh nhẩu hạ bài mà im thin thít, cứ như kéo quần lên xong là hỏi đâu đâu, bằng chứng đâu?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét