Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

Trần Kinh Nghị : Việt Nam khẩn trương kẻo lại "nhỡ tàu" ! (tàu kép : tàu thường lẫn Tàu Hoa)

Nguồn trankinhnghi

Đó là cảm nhận của chủ blog tôi sau khi đọc bài (được đăng lại nguyên văn dưới đây) từ Thời báo Đại kỷ nguyên (Epoch Times ) số ra ngày 02/5/2012. Epoch Times phát hành bằng 29 ngôn ngữ, cả báo giấy và báo mạng. Có thể tham khảo nguồn trực tiếp tại đường link: *http://www.theepochtimes.com/n2/china-news/beijings-leader-said-to-reach-four-consensuses-before-18th-congress-230394.html

Vẫn biết,  đây là một kênh thông tin đối lập với nhà nước Trung Quốc, và mọi thông tin bao giờ cũng chỉ có một phần sự thật; tin hay không còn phụ thuộc vào quan điểm và khả năng phán đoán của mỗi người . Nhưng điều có thể thống nhất chung là, mọi thông tin đều có giá trị của nó; và trong thời đại thông tin đa chiều ngày nay, sẽ là khiếm khuyết nếu không tham khảo các nguồn tin khác nhau, kể cả cái  gọi là "đối lập"hay "lề trái", "phản động"...  

Trong trường hợp cụ thể của thông tin này,  nó thật đáng để suy ngẫm. Sao không (?) khi mà chính trường thế giới  đang trong thời kỳ đầy biến động, nhất là đối với đất nước Trung Quốc khổng lồ  sau bao biến cố  và giờ đây như một con rồng đang lột xác. Sao không (?) sau khi đã chứng kiến đất nước này quay ngoắt từ chủ thuyết cách mạng cực đoan của Mao Trạch Đông(extremist Maoism) sang chủ thuyết "mèo trắng mèo đen miễn bắt được chuột"của Đặng Tiểu Bình. Và sao không (?) nếu biết rằng người Trung Quốc khét tiếng là thực dụng? Đặc biệt nếu đặt thông tin đó trong bối cảnh đầy mâu thuẫn và bế tắc của xã hội Trung Quốc hiện nay. Và thực ra, câu chuyện "từ bỏ chủ thuyết cộng sản"  đã nhiều lần được bàn đến bởi chính những người cộng sản Trung Quốc . Vấn đề còn lại chỉ là thời gian và cách thức như thế nào. Nếu những người  lãnh đạo đương thời  biết thức thời và nắm lấy quyền chủ động, tình hình thay đổi nhất định sẽ tốt hơn là đợi đến khi hoàn toàn rơi vào thế bị động. Đó cũng là bài học có thể rút ra từ trường hợp Liên Xô cũ và các nước Đông Âu. Có gì quá xa lạ đâu!   

Bất luận thật/ hư, tin này nên được coi như một sự cảnh báo nữa đối với những người cộng sản và nhân dân Việt Nam nói chung vốn đã và đang đồng hành cùng Trung Quốc với tinh thần "vừa là đồng chí vừa là anh em"trong nhiều thập kỷ nay. Trong quá trình đó đã bao phen Việt Namphải "nuốt hận vào lòng"  mỗi khi ông bạn lớn "trái gió trở trời" hoặc dở chứng bành trướng....Sự trung thành với lý tưởng và "bạn vàng" là một sợi giây  ràng buộc khiến Việt Nam để tuột khỏi tầm tay không ít những thời cơ phát triển và độc lập tự chủ một cách đáng tiếc (như đã được ông Nguyễn Trung, NguyễnVăn An và nhiều vị trí thức đáng kính đã phân tích khá rõ rồi) . Điều gì sẽ xảy ra nếu ông "bạn vàng" kia bổng dưng từ bỏ  lý tưởng cộng sản cao cả, kể cả "CNXH mang màu sắcTQ"? Việt Nam sẽ ra sao và làm gì? Tại sao không thể một lần vượt lên chính mình bằng cách nhìn thẳng vào sự thật và chọn con đường đi thực sự phù hợp cho mình trước khi quá muộn? Để làm điều này, vai trò chính tất nhiên thuộc về giới lãnh đạo đảng và nhà nước. Nhưng nhân dân luôn là nguồn  động lực.  Hãy hình dung điều gì sẽ xảy ra khi trên bến phà qua sông chỉ còn lại một mình Việt Nam (?). Mọi người hãy bình tâm  đọc thông tin dưới đây và ngẫm nghĩ, thưa quý vị! 








Lãnh đạo Bắc Kinh có thể tuyên bố sự Cáo chung nền Cai trị của Cộng sản Đảng

Tác giả: Li Heming - Epoch Times    
Thứ tư, 02 Tháng 5 2012 00:16
A sunset in Beijing. (Teh Eng Koon/AFP/Getty Images)
Buổi hoàng hôn ở Bắc Kinh (Teh Eng Koon/AFP/Getty Images)
Theo một nguồn tin cấp cao từ Bắc Kinh, Bộ Chính trị Lãnh đạo chủ chốt trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đạt đươc bốn điểm đồng thuận sẽ được công bố vào ngày hoặc trong những ngày gần Đại hội Đảng thứ 18. Phương hướng chung của quyết định là Trung Quốc sẽ đi theo con đường dân chủ. Thông tin này đã được lưu hành một cách vội vàng nhanh chóng ở Bắc Kinh.
Theo nguồn tin, bốn điểm nhất trí của sự đồng thuận là:
1. Mọi người từ tất cả các tầng lớp xã hội, các đảng phái chính trị, tổ chức xã hội nên cử đại diện để thành lập một ủy ban chuẩn bị cho một hiến pháp mới. Họ sẽ soạn thảo một hiến pháp mới bảo vệ các quyền của công dân tự do lập hội và các đảng phái chính trị.
2. Sẽ có thông báo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó như là đảng cầm quyền. Đảng viên Đảng sẽ cần phải được tái đăng ký, với sự tự do lựa chọn vào lại Đảng hoặc bỏ đảng.
3. "04 tháng Sáu" Pháp Luân Công, và tất cả các nhóm người bị đàn áp sai lầm trong quá trình cống hiến bản thân để thực hiện dân chủ cho Trung Quốc sẽ được phục hồi và được bồi thường.
4. Quân đội sẽ được quốc hữu hoá.
Tuyên cáo từ nguồn tin không có thể được xác minh, nhưng được cho là một vấn đề thảo luận giữa các lãnh đạo cấp cao. Nguồn tin cũng cho biết rằng một Đảng Dân Chủ đã được thành lập tại Học viện Khoa học Bắc Kinh, và hơn 30 học giả tại Học viện đã tham gia vào phong trào, tạo thành một "Đảng Dân chủ Tự Do của các Khoa học gia Trung Quốc."
Bốn điểm của sự đồng thuận nhất trí dự định phải được công bố vào ngày hoặc gần ngày Đại hội Đảng lần 18, theo nguồn tin. Đại hội sẽ được tổ chức vào mùa thu này, tháng 10 hoặc tháng11, mặc dù đã có tin đồn rằng nó sẽ được hoãn lại trong bối cảnh bất ổn chính trị hiện nay gắn liền với sự sụp đổ của Bạc Hy Lai.
Shi Cangshan (Thạch Tàng Sơn), một nhà phân tích độc lập Trung Quốc tại Washington đã phản ứng trước tin tức: "hiệu ứng domino của sự cố Wang Lijun vẫn còn xảy ra, và những hoạt động sau bối cảnh hậu trường của Đảng đang được phơi bày".
Ông Thạch nói rằng lý do các nhà lãnh đạo Đảng muốn công bố bốn điểm của sự đồng thuận như trên là để có những sáng kiến ​​trướcsự suy sụp không thể tránh khỏi của nó. "Nhóm đã tham gia vào cuộc đàn áp khổng lồ người dân Trung Quốc, bao gồm cả cuộc đàn áp Pháp Luân Công, đang được phơi bày , và điều này liên quan chặt chẻ với  sự diệt vong của ĐCSTQ. Tốt hơn cả là họ nên chủ động, điều đó sẽ đem lại lợi ích cho bản thân mình và thế giới./.

**************************************

Mời tham khảo thêm bài trên Wall Street Journal - bản tiếng Việt lấy trên anhbasam để lượng định khả năng của thông tin phía trên :

Giai đoạn nguy hiểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Mất đoàn kết trong giới lãnh đạo cao cấp đang cầm quyền và thách thức đến từ những nhà bất đồng chính kiến ngày càng gia tăng, báo hiệu chế độ độc đảng có thể gần tới hồi kết thúc.

Tác giả: Minxin Pei

Người dịch: Dương Lệ Chi

02-05-2012

Hiện các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như quá bận rộn dập tắt các đám cháy để suy nghĩ về sự tồn tại lâu dài của chế độ. Tháng trước, họ đã truất phế ông Bạc Hy Lai, ủy viên Bộ Chính trị, trong một cuộc tranh đấu quyền lực hỗn độn vào thời điểm trước khi thay đổi ban lãnh đạo mới. Tuần trước, cuộc trốn thoát táo bạo của nhà hoạt động khiếm thị, ông Trần Quang Thành, đã thoát khỏi nơi quản chế bất hợp pháp, đi đến Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, đã gây ra một cuộc khủng hoảng khác. Khi những người cầm quyền của một trong những quốc gia mạnh nhất thế giới lại phải lo lắng về các hành động thách thức của một người mù, đã đến lúc để họ nghĩ tới một điều không thể tưởng tượng được: Đảng Cộng sản [Trung Quốc] đã đến giờ cáo chung?

Hỏi một câu hỏi như vậy, bề ngoài trông có vẻ ngớ ngẩn. Có thể là đảng đã lớn mạnh từ kinh nghiệm cận kề cái chết ở Thiên An Môn hồi năm 1989. Con số đảng viên đã tăng lên đến 80 triệu. Đảng vẫn bám chặt quyền lực, được hỗ trợ bởi quân đội, cảnh sát bí mật, và kiểm duyệt Internet, trông có vẻ như không gì có thể lay chuyển nổi.

Tuy nhiên, bên trong của sức mạnh này là sự yếu đuối nghiêm trọng. Mất đoàn kết giữa các lãnh đạo cầm quyền cao cấp, thách thức ngày càng gia tăng của các nhà bất đồng chính kiến, các cuộc bạo loạn quần chúng, tham nhũng trong các quan chức tràn lan, danh sách dài kể mãi không hết. Đối với các sinh viên trong quá trình chuyển đổi dân chủ, những triệu chứng về sự mục nát của chế độ như thế là điềm báo một cuộc khủng hoảng có hệ thống. Dựa trên những điều chúng ta biết về sự kéo dài của các chế độ độc tài, thì sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang bước vào giai đoạn nguy hiểm nhất.  

Để hiểu rõ những mối nguy hiểm chết người đang chờ đợi đảng, hãy nhìn vào ba con số: 6.000, 74 và 7. Thống kê phân tích các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và sự sống còn của các chế độ độc tài cho thấy, rất ít quốc gia không sản xuất dầu có thể duy trì quyền lực của họ khi GDP bình quân đầu người đạt 6.000 đô la với sức mua tương đương (PPP). Dựa trên ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP bình quân đầu người ở Trung Quốc hiện là 8.382 đô la với sức mua tương đương (tức khoảng 5.414 đô la trên danh nghĩa).

Điều này cho thấy, Trung Quốc rõ ràng là một nước độc tài ngoại lệ. Trong số 91 nước hiện có GDP bình quân đầu người cao hơn so với Trung Quốc, thì 68 nước có nền dân chủ đầy đủ, theo tổ chức Freedom House, 10 nước có xã hội "tự do một phần" và 13 nước "không có tự do". Trong 13 nước được xếp loại "không có tự do" này, chỉ có một nước ngoại lệ là Belarus, là nước sản xuất dầu mỏ. Trong số 10 nước "có tự do một phần", chỉ có Singapore, Tunisia và Lebanon là những nước không sản xuất dầu. Chế độ độc tài cai trị Tunisia trong thời gian dài đã bị lật đổ. Triển vọng về một nền dân chủ trông có vẻ sáng sủa ở Singapore. Về Lebanon, còn nhớ cuộc Cách mạng Cedar năm 2005?

Vì vậy, các điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho một bước đột phá dân chủ, hiện đã tồn tại ở Trung Quốc. Duy trì sự cai trị độc đảng trong một xã hội như thế là tốn kém hơn và chẳng bao lâu sẽ hoàn toàn vô ích.

Điều này dẫn chúng ta tới con số thứ hai, 74 là tuổi thọ lâu nhất của chế độ độc đảng trong lịch sử, như Đảng Cộng sản Liên Xô (1917-1991). Chế độ độc đảng ở Mexico có lịch sử ngắn hơn một chút, 71 năm (1929-2000). Ở Đài Loan, Quốc Dân Đảng duy trì quyền lực trong 73 năm nếu chúng ta tính từ lúc người nắm quyền cai trị đại lục lúc chiến tranh tàn phá, trước khi chạy sang Đài Loan năm 1949.

Các nhà khoa học xã hội vẫn chưa khám phá ra lý do tại sao các chế độ độc đảng, cho là phức tạp nhất trong tất cả các chế độ chuyên quyền thời kỳ hiện đại, không thể tồn tại sau thập kỷ thứ bảy. Điều quan trọng cần lưu ý là cuộc khủng hoảng hệ thống trong chế độ như vậy thường xuất hiện khoảng một thập kỷ trước khi nó sụp đổ. Ở Liên Xô, đó là kết hợp giữa sự trì trệ trong thời kỳ Brezhnev và cuộc xâm lược bi đát ở Afghanistan. Ở Mexico, việc đánh cắp cuộc bầu cử tổng thống năm 1988 đã làm mất đi tính hợp pháp về sự cầm quyền của Đảng Thể chế Cách mạng.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cai trị 62 năm. Nếu lịch sử đưa ra bất kỳ chỉ dẫn nào, thì Trung Quốc sắp bước vào thập niên khủng hoảng, và có thể họ chỉ còn nhiều nhất là từ 10-15 năm.

Một lý do có khả năng gây ra sự sụp đổ cho sự cầm quyền của chế độ độc đảng là xuất hiện sự chống đối giới lãnh đạo cao cấp, bao gồm các cá nhân tài năng và đầy tham vọng nhưng thất vọng do không được nắm quyền bởi bản chất của chế độ độc đảng. Để bảo đảm [điều đó không xảy ra], đảng đã cố hết sức để bầu những người tốt nhất và sáng sủa nhất cho Trung Quốc. Nhưng có những giới hạn về số người mà họ có thể thu nhận. Vì vậy, đảng gặp phải vấn đề được tóm tắt với tỷ lệ: 07:01.

Ở Trung Quốc hàng năm có khoảng 7 triệu sinh viên tốt nghiệp cử nhân từ các trường đại học. Đảng thừa nhận rằng, mỗi năm có một triệu đảng viên mới đến từ nền giáo dục đại học hoặc cao hơn, do đó còn lại bên ngoài gần 6 triệu sinh viên mới tốt nghiệp đại học. Do các đảng viên vẫn còn được móc nối với các cơ hội làm ăn kinh tế, một tỷ lệ khá lớn những người ngoài đảng này chắc chắn cảm thấy rằng hệ thống đã lừa dối họ.

Nhiều người sẽ lấy nỗi thất vọng của mình để quay lại chống lại đảng. Trong thập kỷ kế tiếp, nhóm này có thể gia tăng lên hàng chục triệu người, tạo thành một một nhóm sẵn sàng và có thể chiêu mộ [thêm người mới], tạo nên phe đối lập chính trị.

Những trở ngại này không tốt cho những lãnh đạo Bắc Kinh muốn duy trì hiện trạng (cầm quyền) vô thời hạn. Họ phải bắt đầu suy nghĩ về việc làm thế nào để từ bỏ quyền lực một cách lịch sự và hòa bình. Một điều mà đảng nên làm ngay lập tức là chấm dứt đàn áp những người có tiềm năng trở thành lãnh đạo đối lập như ông Trần Quang Thành và ông Lưu Hiểu Ba, người đã đoạt giải Nobel Hòa bình, hiện đang ở trong nhà tù Trung Quốc. Đảng sẽ cần họ để làm đối tác thương lượng khi chuyển đổi sang nền dân chủ, cuối cùng sẽ bắt đầu.

Tác giả: Ông Pei là giáo sư dạy môn chính phủ học ở trường Claremont McKenna College.

ẢnhNhà hoạt động tranh đấu cho quyền con người, ông Trần Quang Thành, ở bệnh viện Triều Dương (Chaoyang), Bắc Kinh, hôm 2 tháng 5 (AFP/ Getty Images).

Nguồn: Wall Street Journal

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét