Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Trần Minh Hiền. TOÀN CẢNH THÁNG 4/1975

Nguồn phamvietdao


Trần Minh Hiền.


Ngày 30 tháng 4 năm 2012 đánh dấu 37 năm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày chiến tranh kết thúc nhưng cũng lại là bắt đầu của 1 cuộc chiến tranh khác còn khốc liệt hơn nhiều, chết người hơn nhiều và để lại những hậu quả lâu dài tệ hại...Sự thất bại của Miền Nam là kết quả của nhiều yếu tố cộng lại nhưng có lẽ yếu tố quan trọng nhất là sự thất bại trong chính sách của Hoa Kỳ ... nhưng chúng ta phải rút kinh nghiệm xương máu từ đó để có kế sách hữu hiệu thích hợp và giành lại quê hương. Người Do Thái mất nước mấy ngàn năm mà họ còn cuối cùng cũng giành lại được há gì chúng ta . Thất bại của Miền Nam có nguồn gốc sâu xa từ sự can thiệp của Hoa Kỳ 1 cách thiếu tầm nhìn chiến lược, người Mỹ ào ạt đổ quân vào Việt Nam giành vị trí trực chiến với Việt Cộng sau khi lật đổ NGô Đình Diệm, để rồi phải chấm nhận rút quân, Việt Nam hóa chiến tranh rồi rút hẳn, cúp viện trợ và bỏ chạy để Miền Nam đơn thương độc mã chống chọi lại Bắc Việt với sự giúp đỡ hùng hậu của Trung Cộng và Liên Xô cùng nguyên khối XHCN cùng những nước , những người không hiểu rõ gì cả mà chỉ bị bộ máy tuyên truyền lừa mỵ kinh khủng khuynh đảo . Miền Nam thất bại vì quyết tâm thôn tính Miền Nam của Miền Bắc trong khi Miền Nam không có ý định đánh chiếm Miền Bắc, Miền Nam thất bại vì lực lượng nằm vùng, gián điệp, tình báo  dày đặc, chui cao chui sâu vào tận các cơ quan đầu não của Việt Nam Cộng Hòa . Miền Nam thất bại là vì rất nhiều người Miền Nam tử dân thường đến giới trí thức, văn nghệ sĩ , đến thậm chí một số thành phần trong quân đội lại thiếu hiểu biết, bị lừa mỵ và vô tình hay gián tiếp góp phần có lợi cho Cộng Sản Bắc Việt . Sự xung đột về vấn đề tôn giáo bị Cộng Sản luồn lọt vào kích động gây nên xáo trộn và cũng góp phần vào thất bại của Miền Nam . Hoa kỳ với những chính sách sai lầm về chiến lược cũng như chiến thuật và sự sụp đổ của Nixon tất cả cộng lại cũng làm lợi cho Cộng Sản và bức tử Miền Nam . Trung Cộng là yếu tốt then chốt đem lại sự thất bại của Miền Nam . Henry Kissinger với chính sách ác độc của hắn cũng góp phần làm Sài Gòn rơi vào tay cộng sản . Và còn nhiều yếu tố khác nữa .
 
NHưng điều quan trọng chúng ta những người yêu nước Việt Nam cần phải làm là gì ? Chúng ta phải ghi nhớ ngày uất hận này, và dạy con cháu chúng ta hiểu rõ ngày này nhưng chúng ta không thể cứ ngồi đó mà than khóc mãi hay cũng không thể xui tay, chúng ta phải đoàn kết lại tìm ra 1 vị minh quân, tài giỏi , sáng suốt, đức độ, hiểu biết, khôn ngoan, khéo léo để có kế sách hữu hiệu, thực tế , khả thi và 1 tập thể người Việt biết thương yêu nhau, đoàn kết, vì nghĩa lớn, việc lớn là đem lại tự do dân chủ cho nước Việt và chống lại âm mưu xâm chiếm của TRung Quốc . Để làm được tất cả những việc đó không dễ dàng chút nào nhưng chắc chắn chúng ta sẽ làm được, phải làm được nếu mọi người đồng lòng, quyết tâm và khôn ngoan, tỉnh táo . Điều này đòi hỏi rất nhiều hy sinh, sự dấn thân và tất cả những hệ lụy phiền phức của nó và là 1 quá trình lâu dài, mất thời gian, nhọc nhằn, gian khó dễ làm nản lòng người vì những thất bại tạm thời, vì những phá hoại của Việt Cộng , của bọn nằm vùng và những người không hiểu biết . Nhưng chúng ta phải cùng nhau tiến lên , hỗ trợ cho cuộc đấu tranh của đồng bào trong nước, vận động Tòa Bạch Ốc, Quốc Hội các vị dân biểu, thượng nghị sĩ và cố gắng bầu nhiều người Việt vào các vị trí công quyền từ địa phương đến tiểu bang và liên bang để có thể những ảnh hưởng tích cực cho công cuộc của chúng ta . 
***
Sau Hiệp định Paris tinh thần và khả năng của quân đội Việt Nam Cộng hòa suy giảm nghiêm trọng nhất là sau khi Richard Nixon từ chức vì vụ Watergate, vào tháng 8 năm 1974.

Sau khi người Mỹ rút khỏi Nam Việt Nam, viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa đã cắt giảm nhiều:
Tài khóa 1973: 2,1 tỷ USD
Tài khóa 1974: 1,4 tỷ USD
Tài khóa 1975: 0,7 tỷ USD
Theo lời kể của Bộ trưởng Nguyễn Tiến Hưng, thì Giáo sư Warren Nutter là cựu Phụ tá Tổng trưởng quốc phòng, đặc trách phần tài chính của chương trình "Việt Nam hóa". Khi dự điểm tâm với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vào sáng ngày 23 tháng Tám năm 1974 tại Dinh Độc Lập, ông Thiệu bày tỏ sự lo ngại về viện trợ:
Mới vài ngày trước đây là một tỷ, bây giờ còn 700 triệu, tôi làm gì được với số tiền này? Như là chuyện cho tôi 12 đô la và bắt tôi mua vé máy bay hạng nhất từ Sài gòn đi Tokyo
Giáo sư Nutter cũng rất bối rối và giải thích hành động của Quốc hội:
Quốc hội Hoa Kỳ đôi khi hành động vô trách nhiệm như vậy… Cái Trung Tâm Tài Nguyên Đông Dương (Indochina Resource Center, 1 trung tâm của những người phản chiến) đang hết sức tìm cách tiêu diệt quý quốc
Sau này, trong tập hồi ký Mùa Xuân Đại Thắng, Đại tướng Văn Tiến Dũng của Quân đội nhân dân Việt Nam đã viết về động cơ thúc đẩy Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mở cuộc tổng tấn công ở miền Nam là do Mỹ đã giảm viện trợ làm cho kế hoạch tác chiến và xây dựng lực lượng quân đội Sài Gòn không thể thực hiện theo như ý muốn. Đó là vì "hỏa lực đã sút giảm gần 60% vì thiếu bom, đạn; khả năng di động cũng giảm đi 50% vì thiếu máy bay, xe cộ, và nhiên liệu."
Tổng thống Gerald Ford không thuyết phục được Quốc hội Hoa Kỳ chi thêm ngân sách cho chiến trường Việt Nam.Theo Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa,đầu năm 1975, sau hai năm ký hiệp định đình chiến, Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa huy động gần như toàn bộ lực lượng gần 1 triệu quân của mình , mở cuộc tấn công lớn trên toàn miền Nam Việt Nam, bắt đầu là ở Tây Nguyên. Buôn Ma Thuột thất thủ gây chấn động hệ thống phòng thủ của quân đội Việt Nam Cộng hòa và là khởi đầu của những chiến dịch nối tiếp nhau.
Ngày 23 tháng 3, Tổng thống Thiệu nhận được thư của Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford.
White House
Ngày 22 tháng Ba, 1975
Thưa Tổng thống,
Cuộc tấn công hiện nay của Bắc Việt chống lại quý quốc thật vô cùng xáo trộn khiến riêng cá nhân tôi lo âu. Theo quan điểm của tôi, thì cuộc tấn công của Hà Nội tượng trưng cho một sự việc không kém gì sự huỷ bỏ Hiệp định Paris bằng vũ lực.
Biến chuyển này mang theo không hậu quả nghiêm trọng nhất cho cả hai dân tộc chúng ta. Đối với Ngài và nhân dân Ngài thì dây là lúc hy sinh lớn nhất, nó sẽ quyết đinh chính số phận quí quốc. Tôi tin tưởng rằng dưới quyền lãnh đạo của Ngài, quân lực và nhân dân VNCH sẽ tiếp tục công cuộc bảo vệ kiên trì chống lại vụ xâm lược mới này. Tôi cũng tin tưởng chắc chắn rằng nếu có được sự yểm trợ bổ túc từ bên ngoài vào thì quý quốc sẽ thắng thế trong cuộc đấu tranh giành quyền tự quyết của mình.
Riêng đối với Hoa kỳ thì vấn đề cũng không kém phần cấp bách.
Khi hành động như thế này, Hà Nội đang tìm cách huỷ diệt tất cả những gì mà chúng ta đã chiến đấu để thành đạt, với phí tổn vô cùng to lớn, suốt mười năm qua
Sự quyết tâm của Hoa kỳ để yểm trợ một người bạn đang bị các lực lượng (Bắc Việt) với vũ khí hùng mạnh tấn công, hoàn toàn vi phạm một thoả ước quốc tế (đã được ký kết) long trọng, là một điều hết sức cần thiết.
Riêng tôi, tôi quyết tâm rằng Hoa kỳ sẽ đứng vững sau lưng Việt nam cộng hoà trong giờ phút tối quan trọng này. Với mục đích tôn trọng những bổn phận của Hoa kỳ trong tình thế này, tôi đang theo dõi những biến chuyển với chủ tâm cao độ nhất và đang khẩn cấp tham khảo ý kiến các cố vấn của tôi về những hành động mà tình thế có thể đòi hỏi và pháp luật cho phép. Về việc cung ứng viện trợ quân sự đầy đủ cho quân đội Ngài, xin Ngài yên tâm là tôi sẽ cố tâm nỗ lực để thoả mãn những nhu cầu vật chất của Ngài trên chiến trường.
Trước khi chấm dứt, tôi xin được nhắc lại một lần nữa lòng cảm phục liên tục của tôi đối với quyết tâm của Ngài và đối với sức bền bỉ và sự anh dũng của nhân dân Việt Nam Cộng Hòa.
Kính thư,
(kí) Gerald R. Ford
Dù là nói tới quyết tâm ủng hộ nhưng người thảo bức thư đã khôn khéo gài vào: "(tôi) đang khẩn cấp tham khảo ý kiến các cố vấn về những hành động mà tình thế có thể đòi hỏi và pháp luật cho phép"
Ngày 23 tháng 3, Huế rơi vào tay Quân giải phóng miền Nam Việt Nam trong khi ở Đà Nẵng, hàng ngàn dân thường và binh lính tìm cách chạy thoát bằng đường biển khỏi thành phố đang bị bao vây và nã pháo. Trong 4 sư đoàn bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, 4 liên đoàn Biệt động quân, lữ đoàn thiết giáp, sư đoàn không quân, và hàng ngàn nhân viên quân sự và địa phương quân, chỉ có 16.000 rút được.[13] Trong số gần 2 triệu dân thường dồn lại tại Đà Nẵng từ cuối tháng 3, chỉ có hơn 50.000 sơ tán được bằng đường thủy.[14] Còn lại là 70.000 binh sĩ VNCH bị bắt làm tù binh.[15] Ngoài ra 33 máy bay phản lực A-37 còn nguyên vẹn cùng gần 60 máy bay khác tại căn cứ không quân Phù Cát cũng bị bỏ lại.[16] Trong cuộc sụp đổ của Đà Nẵng, không có một trận chiến nào. Khi Quân Giải phóng tiến vào thành phố, không mấy binh sĩ VNCH đóng quanh thành phố chống cự.[17] Các trung tâm phòng thủ còn lại dọc theo bờ biển cũng nhanh chóng tan vỡ dây chuyền: Quảng Ngãi ngày 24 tháng 3; Quy Nhơn và Nha Trang ngày 1 tháng 4; và cảng Cam Ranh ngày 3 tháng 4.[18]
Trong nửa đầu tháng 4, với Quân đoàn 2 của quân Giải phóng từ phía bắc tiến vào và quân đoàn 3 từ Tây Nguyên đổ xuống, các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa lần lượt rơi vào tay Quân Giải phóng.
Ngày 9 tháng 4, Quân đoàn 4 Quân giải phóng định đánh chiếm huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai trên hành tiến - tuyến phòng thủ từ xa cuối cùng của Sài Gòn - nhưng Sư đoàn 18 của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã kháng cự ác liệt có tổ chức để giữ vững được thị xã. Đây là trận đánh dài ngày có tổ chức cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trận Xuân Lộc đã gây thương vong rất lớn cho cả hai bên.
Ngày 17 tháng 4, Thượng viện Hoa Kỳ từ chối khoản viện trợ khẩn cấp trị giá 722 triệu Mỹ kim mà chính phủ Gerald Ford đề nghị. Tuy không ai tin rằng viện trợ Mỹ có thể xoay chuyển tình thế, một số chuyên viên như Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger hy vọng rằng ngân khoản đó có thể giúp Việt Nam Cộng Hòa lấy lại được đủ vị thế về quân sự để thuyết phục Bắc Việt đàm phán. Hai ngày sau phán quyết này của Thượng viện, giám đốc CIA William Colby nói với tổng thống Ford: "Nam Việt Nam đang đối mặt với thất bại hoàn toàn và nhanh chóng". Các chuyến bay di tản do CIA tổ chức đã bắt đầu đưa các cộng tác viên người Việt rời Việt Nam, và Sứ quán Mỹ đã bắt đầu đốt tài liệu mật từ trước đó.[19] Ngày 20 tháng 4 các thủ tục pháp luật được đơn giản hóa cho việc sơ tán người Việt bắt đầu có hiệu lực. Việc sơ tán này được thực hiện tại sân bay quân sự Tân Sơn Nhất, do tướng Homer Smith chỉ huy. Các máy bay C-130 và C-140 liên tục lên xuống vào ban ngày; công việc giấy tờ được tiếp tục suốt đêm. Tướng Smith đã phải dùng đến toàn bộ trung đội Thủy quân lục chiến số 43 của Mỹ để giữ trật tự tại Tân Sơn Nhất.
Ngày 20 tháng 4 quân phòng thủ bỏ Xuân Lộc rút lui. Ngày Xuân Lộc thất thủ, không còn gì để cứu vãn nữa. Việc bỏ Xuân Lộc khiến Sài Gòn gần như bỏ ngỏ, không còn phòng thủ từ xa nữa; Quân giải phóng áp sát thành phố ở các tuyến ngoại vi. Cùng ngày 20 tháng 4, Đại sứ Mỹ Martin đến phủ Tổng thống thuyết phục Nguyễn Văn Thiệu từ chức, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã liên tục tuyên bố sẽ không đàm phán với tổng thống Thiệu.
Tối ngày 21 tháng 4, Nguyễn Văn Thiệu đọc một bài diễn văn từ chức dài trước Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, buộc tội Mỹ đã bỏ rơi Việt Nam Cộng hòa. Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay nhưng phía Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam không chấp nhận nói chuyện với ông. Thời điểm 21 tháng 4 khi Nguyễn Văn Thiệu từ chức có ý nghĩa quyết định. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói rằng "chìa khóa là ngày 21 tháng 4, khi Thiệu từ chức. Khi đó tôi biết rằng chúng tôi phải tấn công ngay lập tức, cướp lấy thời cơ, tất cả chúng tôi cũng đồng ý như vậy."[20] Đêm hôm đó, tại sở chỉ huy tiền phương tại Lộc Ninh, cách Sài Gòn 75 dặm, tướng Văn Tiến Dũng, người chỉ huy các cánh quân Cộng sản tiến về thành phố, ra lệnh bắt đầu cuộc tổng tiến công.
Để đảm bảo áp đảo chắc thắng Quân Giải Phóng đưa thêm cả Quân đoàn 1 (hay còn gọi là Binh đoàn Quyết thắng) bằng tầu biển và hàng không vào chiến trường cho trận cuối cùng có tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh. Lực lượng tiến công Sài Gòn tương đương 20 sư đoàn với 5 quân đoàn.
Lúc 17 giờ ngày 26 tháng 4, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu nổ súng với 5 quân đoàn ở 5 hướng tấn công: hướng Bắc với Quân đoàn 1, hướng Tây Bắc với Quân đoàn 3, hướng Tây và Tây Nam với Đoàn 232, hướng Đông với Quân đoàn 4 và hướng đông nam với Quân đoàn 2.
Ngày 27 tháng 4, Sài Gòn chịu 3 loạt hỏa tiễn của Quân giải phóng, lần đầu tiên trong hơn 40 tháng[21] làm nhiều người chết và bị thương và nhà cửa đổ nát.[22]
Tại mặt phía Nam của Sài Gòn, ngay từ ngày 28 tháng 4, 1975, Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ Ðô của chính quyền Sài Gòn không còn quân trừ bị để phòng thủ. Họ buộc phải rút 1 liên đoàn Biệt Ðộng Quân đang hành quân về quận lỵ Cần Đước và đặt dưới quyền điều động của Bộ tư lệnh Biệt Khu Thủ Ðô. Liên tỉnh lộ nối liền Chợ Lớn và Cần Đước cũng bị cắt nhiều đoạn nên các lực lượng VNCH không thể phá vỡ được các chốt chận của Quân giải phóng tại cầu Nhị Thiên Đường vốn đã bị chiếm từ rạng sáng ngày 29 tháng 4, 1975.
Các đơn vị Nhảy Dù phòng ngự tại phòng tuyến khu vực từ ngã tư Quân Vận (gần Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung) đến cầu Tham Lương Bà Quẹo, khu Bình Thới-Ngã ba Bà Quẹo, khu Bảy Hiền-Lăng Cha Cả đã cố gắng ngăn chận đối phương.
Một chiến đoàn thuộc Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù tại vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu do Thiếu Tá Phạm Châu Tài chỉ huy đã dàn quân và từ 8 giờ sáng đến 10 giờ sáng, chiến đoàn này đã bắn cháy 6 chiến xa và đánh bật địch ra khỏi trận địa.


Phi công Hoa Kỳ di tản trẻ em tỵ nạn rời khỏi Việt Nam
Đến cuối ngày 28 tháng 4 tất cả các tuyến phòng thủ đã bị chọc thủng ở mọi hướng, quân Giải phóng có thể đi ngay vào thành phố. Các lực lượng chính trị thứ ba dàn xếp để đưa Đại tướng Dương Văn Minh lên làm tổng thống trong ngày 28 tháng 4 năm 1975. Ngay khi nhậm chức để tiến hành đàm phán Tổng thống Dương Văn Minh yêu cầu người Mỹ ra đi.
4 giờ sáng ngày 29/4 tức 16 giờ theo giờ Washington, hỏa tiễn và đạn pháo Quân giải phóng đã nã tới tấp xuống Phi trường Tân Sơn Nhứt, phá hủy nhiều phi cơ trên mặt đất, vô hiệu hóa phi trường này và gây cho số người Việt đang tụ tập ở đấy để trốn chạy, một sự hỗn loạn thực sự.
Tổng thống Ford triệu tập Hội đồng An ninh Quốc gia họp khẩn cấp lúc 19h 30, ông đã yêu cầu Đại sứ Graham Martin phải di tản ngay những người Mỹ còn lại và cả những người Việt Nam càng nhiều càng tốt.
Một số sĩ quan người Việt đã tự bắn vào đầu để tự vẫn, như Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú,
Ở Sài Gòn và phần còn lại của Việt Nam Cộng Hòa, hàng triệu người dân Việt Nam bắt đầu tự đặt cho mình 1 câu hỏi mấu chốt: họ có thể sống dưới chế độ mới hay tốt hơn là tự tìm cách trốn chạy bằng đường biển.
Trong các ngày 28, 29 tháng 4 từ các hàng không mẫu hạm của Hạm đội số 7 ngoài khơi Thủy quân lục chiến Mỹ dùng trực thăng di tản người nước ngoài và một số người Việt đã từng cộng tác chặt chẽ với họ, trong đó có chiến dịch Babylift. Cuộc di tản đã diễn ra trong hỗn loạn vì rất nhiều người muốn ra đi nhưng không thể đáp ứng hết được. Các điểm đỗ của trực thăng náo loạn. Lính Thuỷ quân lục chiến Mỹ đã phải cố gắng mới duy trì được trật tự, họ dùng sức mạnh thô bạo gạt phăng các bạn đồng minh cũ đang trong cơn hoạn nạn. Người Mỹ đã phải bỏ lại nhiều người bạn lâu năm của mình vì số lượng phương tiện có hạn. Hình ảnh di tản đã in đậm trong trí óc nhiều người Mỹ và Việt như một kỷ niệm rất buồn. Đại sứ Graham Martin là một trong những người Mỹ cuối cùng ra đi. Trong số 120.000 người Việt và 20.000 người Mỹ được di tản trong đợt này, không có một người nào bị thiệt mạng do hoạt động quân sự của quân Bắc việt. Quân bắc việt dừng lại bên ngoài thành phố 1 ngày để cho người Mỹ di tản hết mới vào. Theo lời tướng Trần Văn Trà, họ đã đợi vì mục đích chính là để giải phóng Sài Gòn chứ không phải để giết người. Còn theo hồi kí của tướng Hoàng Cầm, cánh quân của Quân đoàn 4 mà ông chỉ huy gặp rất nhiều kháng cự trên đường tiến về Sài Gòn và chỉ đánh được đến nơi vừa kịp sáng ngày 30 tháng 4.
8 giờ sáng 30 tháng 4 Tổng thống Dương Văn Minh và Bộ tổng tham mưu quân đội Việt Nam Cộng hòa hạ lệnh đơn phương ngừng chiến sẵn sàng đón quân đối phương vào Sài Gòn để bàn giao chính quyền.Theo phía Việt Nam dân chủ cộng hòa, lệnh này không còn tác dụng do phần lớn quân lực Việt Nam Cộng Hòa lúc đó đã tan rã, phần nhiều ra hàng hoặc vứt bỏ vũ khí về với gia đình. Do đó khi Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn hầu hết chỉ gặp những ổ kháng cự nhỏ lẻ, thiếu tổ chức
9 giờ sáng cùng ngày, đúng 1 tiếng đồng hồ sau khi chiếc trực thăng cuối cùng của Mỹ rời nóc tòa Đại Sứ quán, tướng Trần Văn Trà lệnh cho quân bắc việt tiến vào Sài Gòn từ năm hướng. Họ đã tiến nhanh mà không gặp kháng cự có tổ chức.
10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4, xe tăng mang số hiệu 843 húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập và bị kẹt tại đó. Bùi Quang Thận - Đại đội trưởng, chỉ huy xe 843 - nhảy xuống xe, cầm cờ chạy bộ vào. Xe tăng 390 dưới quyền chỉ huy của Vũ Đăng Toàn húc tung cánh cửa chính của dinh.
11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy  Bùi Quang Thận đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên.
Cùng lúc này, đại úy trung đoàn phó Trung đoàn 66 Phạm Xuân Thệ cùng lực lượng đột kích thọc sâu của Quân đoàn 2 và biệt động thành Sài Gòn tiến vào dinh Độc Lập bắt Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa là ông Dương Văn Minh cùng toàn bộ những nhân vật chủ chốt của nội các chính quyền Sài Gòn. Tổng thống Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện với quân đội cách mạng (tức quân Giải phóng miền Nam Việt Nam).
Khoảng 12 giờ trưa, đại úy Phạm Xuân Thệ đưa tổng thống Dương Văn Minh, thủ tướng Vũ Văn Mẫu lên xe Jeep để đến đài phát thanh. Chiếc xe thứ hai chở trung tá chính ủy lữ đoàn xe tăng 203 Bùi Văn Tùng cùng hai nhà báo Borries Gallasch (người Đức, báo Der Spiegel) và Hà Huy Đỉnh. Tại đài phát thanh, tổng thống Dương Văn Minh đã đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Thay mặt các đơn vị Quân giải phóng đánh chiếm dinh Độc Lập, trung tá Bùi Văn Tùng đọc lời tiếp nhận đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.
Theo Jean Louis Margolin, tác giả này xác nhận là không có tắm máu trong ngày quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn nhưng sau đó đã đưa ra con số 200 ngàn người bị giam giữ theo xác nhận của Phạm Văn Đồng. Tuy nhiên về việc này, tác giả ghi thêm: "Những ước tính nghiêm chỉnh nói từ 500 ngàn đến một triệu tù nhân trong tổng số dân là 20 triệu"
Các tướng VNCH đã tự sát là Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Thiếu tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn tướng Trần Văn Hai, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ


Chiến dịch Gió lốc là cuộc di tản bằng trực thăng của người Mỹ và Việt Nam từ Sài Gòn, miền Nam Việt Nam, từ 29 đến 30 tháng 4 năm 1975, những ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam. Hơn 50.000 người đã di tản từ nhiều điểm ở Sài Gòn.
Có 50.493 người (trong đó có 2.678 trẻ mồ côi Việt Nam) được di tản từ Tân Sơn Nhất. Các phi công đã bay tổng cộng 1.054 giờ và 682 chuyến bay trong suốt chiến dịch.
***



 T.M.H.
 ngày 30 tháng 4 năm 2012 )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét